Sỏi đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở người trưởng thành, bệnh sẽ nguy hiểm hơn với người cao tuổi và rất dễ dẫn tới những biến chứng nặng. Bệnh không chỉ gây bít tắc đường tiết niệu mà còn để lại những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Vậy cơ chế hình thành sỏi tiết niệu từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trong bài viết dưới đây để có kế hoạch phòng tránh cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn nhé! I. Sỏi tiết niệu là gì? Sỏi đường tiết niệu là tình trạng có sỏi xuất hiện trong hệ tiết niệu, chúng hình thành khi nước tiểu cô đặc với một số hợp chất như canxi, phốt pho, oxalat…..Những viên sỏi với kích thước khác nhau có thể ở trong thận hoặc tự di chuyển sang các bộ phận khác của đường tiết niệu. Hơn nữa, sự xuất hiện của chúng gây không ít những cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, khi kích thước viên sỏi càng lớn mắc kẹt trong đường tiết niệu từ đó có thể gây tắc dòng tiểu tạo nên những cơn đau dữ dội thậm chí nặng hơn còn gây chảy máu. Sỏi có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trải dọc từ bàng quang tới niệu đạo tuy nhiên niệu quản và thận là 2 vị trí chúng xuất hiện nhiều nhất. II. Các loại sỏi tiết niệu Hầu hết trường hợp bệnh đều tìm thấy sỏi trong thận rồi từ đó chúng đi theo dòng nước tiểu xuống các bộ phận khác như niệu đạo, bàng quang…..Trong đó các loại sỏi được phát hiện nhiều nhất có thể kể tới: Sỏi Phosphat: chỉ chiếm từ 5 - 10% trong tổng số ca mắc bệnh. Được tạo nên bởi nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc do vi khuẩn proteus gây ra với hình san hô cỡ lớn. Sỏi Calcium: ngược lại với sỏi phosphat, trên thực tế sỏi calcium chiếm tới 85% trong số những ca mắc bệnh về sỏi đường tiết niệu. Được hình thành do nồng độ calci trong nước tiểu tăng. Sỏi Oxalat: đây là một trong 3 dạng sỏi calcium, rất phổ biến ở Việt Nam chiếm khoảng 80-90% các ca sỏi được thống kê, được tạo nên khi nồng độ Oxalat có chứa trong nước tiểu kết hợp với canxi hình thành nên Oxalat Calci. Sỏi Acid Uric: khi nồng độ acid uric trong nước tiểu tăng cao lâu ngày sẽ hình thành sỏi acid uric. Hơn nữa, một chế độ ăn uống giàu purin và đạm động vật sẽ tạo điều kiện thuận tiên cho sỏi acid uric hình thành và phát triển. Bệnh được phân thành nhiều loại trong đó sỏi calcium chiếm tới 85% Ngoài ra dựa vào vị trí sỏi đường tiết niệu còn được phân loại thành: Sỏi niệu quản: sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản gây tắc niệu quản kèm theo đó là cơn đau với đột ngột, đau từ lưng hông rồi lan nhanh xuống hố chậu. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể xuất hiện tình trạng tiểu bí, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu….. Sỏi thận: bệnh chia thành sỏi bể và sỏi đài thận. Bệnh xuất hiện sẽ tạo cơn đau quặn thắt từ đó không chỉ gây nhiễm trùng mà còn để lại biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Sỏi bàng quang: phần lớn ca mắc bệnh đều do sỏi ở thận rớt xuống bàng quang hoặc nguyên nhân gây sỏi cũng có thể do phì đại tuyến tiền liệt, tắc niệu đạo, hẹp niệu đạo….. Bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới với những biểu hiện phổ biến như tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tiểu buốt. Sỏi niệu đạo: sỏi từ bàng quang theo dòng nước tiểu xuống niệu đạo gây bít tắc niệu, từ đó gây không ít phiền toái cũng như những cơn đau khó chịu do bệnh gây ra. Nặng hơn nó còn làm chảy máu niệu đạo. III. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu Hệ tiết niệu trong cơ thể được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau bắt đầu với niệu quản, 2 thận, tiếp theo là bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Trong đó sỏi đường tiết niệu được hình thành và di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu nhưng sỏi thận là bệnh gặp nhiều và phổ biến nhất. Sỏi đường tiết niệu được hình thành dựa trên 2 thành phần chính: Cấu tạo bởi tinh thể oxalat và canxi bên cạnh đó cũng có thể có thêm magie, photphat, urat, cystine. Thông thường các hoạt chất này đều có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng khi nồng độ chất quá lớn hoặc nước tiểu quá ít chúng có thể kết thành khối chất rắn. Các mucoprotein trong nước tiểu đóng vai trò giống chất keo có thể kết hợp với tinh thể cứng trên tạo thành sỏi. Qua đó người bệnh có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng của các ion trên trong nước tiểu gây tình trạng ứ đọng. Có nhiều yếu tố dẫn đến quá trình trên, đặc biệt: 3.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu Có thể bạn chưa biết nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi tiết niệu. Lúc này hoạt động bài tiết hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng do những tổn thương thận, sưng viêm thận trong thời gian nhiễm trùng……Bên cạnh đó tình trạng nhiễm trùng niệu đạo, niêm mạc niệu quản, bàng quang dễ gây ứ đọng oxalate, canxi từ đó sỏi dần được hình thành. 3.2 Người bệnh uống quá ít nước mỗi ngày Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất đồng thời củng cố hoạt động của hệ tiết niệu bằng cách bài tiết chất cặn bã hòa vào trong nước tiểu, tiếp theo nước tiểu được đẩy xuống bàng quang và đào thải ra bên ngoài. Uống nước đầy đủ và đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện bệnh đáng kể Nhưng hoạt động đào thải trên sẽ bị gián đoạn khi bệnh nhân uống quá ít nước mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ để đáp ứng chức năng của thận. Từ đó khiến lượng nước tiểu sản xuất ít dần đi trong khi đó các ion điện giải vẫn liên tục được thận đào thải mỗi ngày. Điều này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ làm tăng nồng độ các ion trong nước tiểu. Tuy nhiên lượng nước tiểu ứ đọng trong thận sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc sỏi tại vị trí khác trong đường tiết niệu. 3.3 Lạm dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian dài Bệnh nhân uống quá nhiều canxi trong quá trình chữa bệnh với mục đích ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương, nhất là với người cao tuổi khi cơ thể hấp thụ canxi kém nhưng hoạt động bài tiết canxi vẫn tăng. Do đó, nếu không kiểm soát tốt tình hình bệnh và không tuân thủ theo đúng hướng dẫn cũng như liều lượng chỉ định từ bác sĩ trong thời gian điều trị nguy cơ cao gây tăng nồng độ canxi trong nước tiểu khiến sỏi dần được hình thành. Ngoài ra, sử dụng nhiều sản phẩm dược phẩm bổ sung vitamin C cũng là tác nhân hàng dầu gây sỏi tiết niệu bởi khi vitamin C đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và tạo thành acid oxalic, hợp chất này sẽ được đào thải trực tiếp qua thận. 3.4 Ảnh hưởng từ hoạt động bài tiết các chất hòa tan trong nước tiểu - Tăng calci Thông thường mỗi ngày calci bài tiết vào nước tiểu trung bình từ 100 - 175mg nhất là với người bệnh bổ sung calci với hàm lượng vừa đủ. Tuy nhiên, nếu calci trong nước tiểu tăng cao hơn định mức trên nguy cơ cao sẽ dẫn tới sỏi đường tiết niệu. Ăn nhiều thực phẩm chứa phomai, sữa không tốt cho sức khỏe người bệnh Trong đó, một vài thủ phạm gây tăng calci có thể kể tới: Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D khiến hoạt động hấp thụ canxi từ ruột tăng Ăn nhiều đồ ăn giàu canxi như phô mai, sữa…. Bệnh nhân nằm một chỗ nhiều ngày gây lắng đọng canxi. Các bệnh về thận hoặc bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới xương như u tủy, ung thư di căn đến xương….. - Tăng Oxalat Calci Oxalat thực chất là muối canxi của axit oxalic, khi hàm lượng calci oxalat dư thừa quá nhiều trong nước tiểu sẽ dẫn đến sỏi thận. Vì thế, chế độ ăn uống giàu oxalat cũng là nguyên nhân gây lắng sỏi. Tuy nhiên, thực phẩm không phải yếu tố duy nhất làm tăng oxalat, hàm lượng này tăng còn do ảnh hưởng từ bệnh di truyền tác động lên quá trình chuyển hóa Acid Glyoxylic điển hình như bệnh kém hấp thu, bệnh về đường ruột đã phẫu thuật từ trước đó. - Tăng Acid Uric Dung nạp đồ ăn chứa nhiều Acid Uric như các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản sẽ làm nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. Hoặc bệnh cũng có thể do ảnh hưởng của quá trình trị liệu một vài bệnh như bạch cầu, tăng hồng cầu. Acid uric được coi là cao so với tiêu chuẩn ở nam giới khi hàm lượng của chúng vượt quá 800mg/ngày và lớn hơn 750mg/ngày với nữ giới. Thêm vào đó, lượng protein trong thịt cá cũng có thể hình thành nên sỏi đường tiết niệu (phổ biến nhất là sỏi thận). 3.5 Một vài nguyên nhân gây bệnh khác Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh còn do tác động từ nhiều bệnh lý khác, điển hình như: Bệnh u đường tiết niệu Bệnh tiểu khung Bị dị dạng đường tiểu Bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt như tăng sinh lành tính tuyến, phì đại tuyến tiền liệt. Sỏi đường tiết niệu bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Hầu hết các bệnh trên đều để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Không chỉ gây đau mà còn có khả năng gây lắng đọng nước tiểu nguy cơ cao dẫn đến sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. IV. Triệu chứng sỏi tiết niệu Phát hiện bệnh kịp thời vừa rút ngắn thời gian chữa bệnh lại vừa tăng hiệu quả chữa trị. Nhưng ở giai đoạn đầu khi sỏi mới hình thành rất khó để có thể nhận biết bệnh thông qua triệu chứng bởi khi này hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể. Chỉ tới khi bệnh nặng hơn người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng và mức độ bệnh khác nhau như: sỏi không di chuyển, sỏi dính vào mô, sỏi san hô có thể có triệu chứng hoặc không ngay cả khi bị nhiễm trùng. Đặc biệt khi sỏi đã gây bít tắc sẽ dẫn đến: Đau hông, đau lưng, đau thận (nếu trường hợp bệnh do sỏi thận) Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi lạ Tiểu rắt, tiểu buốt Có thể tiểu ra viên sỏi nhỏ Sưng phù toàn thân, sốt cao, chân tay run rẩy, cơ thể ớn lạnh. V. Bệnh sỏi tiết niệu có nguy hiểm? Cũng vì bệnh rất khó để nhận biết triệu chứng nên khi phát bệnh nặng sẽ dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm như: Bệnh để lại những cơn đau gây khó chịu cho người bệnh Suy thận: sỏi tắc nghẽn quá lâu rất dễ ảnh gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận mà biểu hiện rõ ràng nhất là suy thận. Ứ đọng nước tiểu Viêm đường tiết niệu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Gây giảm đào thải ở thận Gây tổn thương thận vĩnh viễn thậm chí trường hợp nặng hơn bệnh nhân còn phải làm phẫu thuật cắt bỏ thận. Các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, viêm thận kẽ….. Trường hợp sỏi niệu quản khi không điều trị đúng cách bệnh nhân phái đối diện với nguy cơ nhiễm trùng máu, thắt niệu quản. Tử vong nếu tình trạng viêm bể thận kéo dài. VI. Điều trị sỏi tiết niệu Với nền y học ngày càng phát triển người bệnh càng có nhiều lựa chọn khác nhau trong quá trình điều trị. Sỏi sẽ chữa được hoàn toàn khi chưa phát triển về kích thước, nhưng đến khi kích thước sỏi thay đổi để lại nhiều biến chứng phức tạp thì quá trình điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cùng với đó chi phí chữa bệnh cũng sẽ tốn kém hơn. Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa: 6.1 Điều trị nội khoa - Trường hợp cấp cứu Bệnh nhân bị suy thận cấp cần được chạy thận trước khi quyết định đặt ống thông tiểu hay dẫn lưu nước tiểu thông qua phẫu thuật mở thận dưới da. Phương pháp này sẽ được duy trì cho tới khi sức khỏe bệnh nhân dần ổn định bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy sỏi sau. Bên cạnh đó với những ca bệnh sốt cao kèm theo hiện tượng thận có mủ hay bị nhiễm khuẩn nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thêm kháng sinh hoặc truyền dịch. Sau đó mổ cấp cứu dẫn lưu thận qua da, khi bệnh ổn định mới bắt đầu thực hiện phẫu thuật gắp sỏi. - Trường hợp không cần cấp cứu Người bệnh không cần cấp cứu trong các trường hợp sau: Điều trị bằng thuốc Sỏi nhỏ với kích thước nhỏ hơn 5mm và không thể phát triển thêm về kích thước, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, không đau, không bít tắc. Khi này bên cạnh điều trị bằng thuốc người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày kết hợp vận động nhẹ để bệnh dần cải thiện. Chỉ định điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh hoặc phương pháp thay thế phù hợp. Với ca bệnh bị sỏi urat, có thể làm tan sỏi bằng các loại dược phẩm tương ứng và ưu tiên các sản phẩm có tác dụng thay đổi độ PH trong nước tiểu. 6.2 Điều trị ngoại khoa - Tán sỏi ngoài cơ thể Là phương pháp điều trị phổ biến cho hơn 80% ca mắc sỏi tiết niệu hiện nay bởi độ hiệu quả cũng như ít xâm lấn của nó mang lại. Chỉ định: áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu với kích thước < hoặc bằng 20mm. Chống chỉ định: phương pháp này không dùng cho bệnh nhân mắc: Hẹp đường tiết niệu Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Gặp chứng khó đông máu Đang đeo máy tạo nhịp tim Người bị sỏi quá cứng Người bị dị dạng cột sống. - Lấy sỏi qua da Phương pháp kỹ thuật cao đòi hỏi tay nghề từ bác sĩ do đó hiện nay nó chỉ được áp dụng tại một số cơ sở y tế nhất định. Chỉ định: áp dụng cho trường hợp bị sỏi san hô, sỏi bán san hô, bệnh sỏi thận đã chữa khỏi nhưng lại tái phát. Chống chỉ định: không phù hợp với bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc người bị rối loạn đông máu. VII. Phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả tại nhà Để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao và tránh nguy cơ tái phát bệnh, ngay từ bây giờ mỗi người nên rèn luyện thói quen sống và ăn uống lành mạnh: Uống đủ nước mỗi ngày Tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Không nằm quá lâu tại một chỗ, chăm chỉ vận động là cách tốt nhất giúp bệnh sớm được cải thiện. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung chất kali, giảm natri và hạn chế ăn đạm động vật…. Sỏi tiết niệu là bệnh nguy hiểm không chỉ gây nhiều biến chứng phức tạp mà bệnh còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của thận. Vì thế ngay khi thấy cơ thể có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ dấu hiệu của bệnh bạn nên chủ động đi khám sớm để được kiểm tra, tìm nguyên nhân và có biện pháp chữa trị bệnh kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. ||Tham khảo bài viết khác: Thuốc trị sỏi tiết niệu nào tốt? 3 loại điều trị hiệu quả 7 cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà an toàn, hiệu quả bất ngờ Bị sỏi tiết niệu nên ăn gì? 10 thực phẩm tốt cho điều trị
Nguyễn Thị Diệu Linh
Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược cổ truyền
Dược sĩ Nguyễn Thị Diệu Linh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Thái Bình. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.
Dược sĩ Linh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Linh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.
Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:
- Hội nghị Khoa học Dược tại các bệnh viện
- Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
- Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)
- Đào tạo về “ thực hành tốt lưu trữ thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GSP-WHO)
Dược sĩ Linh luôn mong muốn được đưa thêm những kiến thức về y dược nhanh chóng và đáng tin cậy đến với độc giả để góp phần nâng cao nhận thức về thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.
Bài viết của chuyên gia
Bị sỏi tiết niệu nên ăn gì? 10 thực phẩm tốt cho điều trị
Bị sỏi tiết niệu nên ăn gì là mối quan tâm lớn của khá nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Đơn giản bởi một chế độ dinh dưỡng phù hợp là tiền đề thúc đẩy quá trình đào thải sỏi diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Vậy những thực phẩm nào tốt cho việc điều trị và chúng ta cần phải kiêng ăn gì? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé. I. Chế độ ăn cho người bị sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu là những viên khỏi được hình thành khi có quá nhiều khoáng chất hoặc muối trong nước tiểu, chúng có thể kết hợp với nhau và lắng đọng tạo thành sỏi cứng. Oxalate, axit uric và struvite là những chất phổ biến có thể kết tinh tạo thành sỏi. Những viên sỏi này có thể phát triển ở đường tiết niệu, thận, niệu quản và bàng quang. Sỏi tiết niệu có thể do nhiều nguyên nhân Sau đó được bài tiết ra ngoài nên nhiều người quen gọi là sỏi thận. Dưới đây là chế độ ăn cho người bệnh bị sỏi tiết niệu do calci oxalat và axit uric: 1.1 Chế độ ăn cho người bị sỏi muối calci oxalat Oxalat được sản xuất từ bên trong cơ thể cũng như hấp thụ từ thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày. Lúc này Canxi sẽ liên kết với oxalat và hình thành nên sỏi canxi - oxalat, đây là một trong những loại sỏi thận phổ biến nhất. Một số yếu tố có thể gây nên bao gồm như uống ít nước, lượng oxalate trong cơ thể và nước tiểu quá nhiều, tiêu thụ quá nhiều muối. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần phải: Nên tiêu thụ tầm 800 - 1000mg canxi mỗi ngày. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm giàu oxalate như rau bina, củ cải đường và cà rốt. Duy trì mức canxi lành mạnh trong chế độ ăn uống bằng các nguồn thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa trừ khi bác sĩ đề nghị khác. Giảm lượng muối ăn vào thực đơn hằng ngày vì natri có thể dẫn đến dư thừa canxi trong nước tiểu. 1.2 Chế độ ăn cho người bị sỏi thận axit uric Axit uric là một chất thải được tạo ra khi cơ thể chúng ta phân hủy purin. Purin được tìm thấy trong hầu hết các loại thực vật và thịt như thịt đỏ, nội tạng, hải sản và rượu. Purin bị phân hủy thành axit uric và axit uric này sẽ đi đến thận hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu trong quá trình đào thải khỏi cơ thể. Khi có quá nhiều axit uric trong nước tiểu, các tinh thể có thể hình thành dẫn đến sỏi thận. Dưới đây là một số khuyến nghị về chế độ ăn uống cho người bị sỏi axit uric: Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo nước tiểu được pha loãng. Hãy cố gắng tránh các thực phẩm có hàm lượng purine cao như thịt bò và hải sản. Tăng số lượng trái cây và rau trong chế độ ăn uống hằng ngày. Tránh đồ uống ngọt cũng như đồ uống có cồn và hút thuốc. Uống nước ép trái cây có nhiều citrate (chanh, chanh, cam) vì citrate có thể giải quyết axit uric hiệu quả. ||Xem thêm: Sỏi thận có uống rượu, bia được không? II. Sỏi tiết niệu nên ăn gì và uống gì? Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh bị sỏi tiết niệu nên ăn và uống trong quá trình điều trị. Nước lọc Sỏi tiết niệu nên uống nước gì? thì nước lọc là đồ uống không thể thiếu. Nước là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của mọi người, đặc biệt là người bị sỏi tiết niệu. Uống đủ nước có thể giúp pha loãng nước tiểu, giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi. Quả chanh Chanh là thực phẩm nên ăn khi bị sỏi tiết niệu Chanh là nguồn cung cấp citrate tự nhiên được cho là có thể làm cho nước tiểu bớt axit hơn. Sỏi axit uric có thể hình thành và phát triển khi nước tiểu có tính axit, do đó chanh rất tốt để làm tan những viên sỏi này nếu chúng hình thành. Nước chanh nên được pha loãng với nước và có thể uống. Cam Cam cũng giống như chanh, là loại trái cây họ cam quýt có chứa citrate. Điều này có lợi tương tự như nước chanh và cũng làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu. Độ axit cao trong nước tiểu có liên quan đến một số loại sỏi thận phổ biến. Sữa và chế phẩm từ sữa Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai là nguồn cung cấp canxi dồi dào, đặc biệt canxi có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi oxalat..Khi canxi được hấp thụ từ các nguồn thực phẩm như thế này, nó sẽ liên kết với oxalate trong hệ tiêu hóa chứ không phải ở thận. Điều này có nghĩa là khả năng canxi oxalat hình thành trong thận thấp hơn. Các loại đậu và quả hạch Các loại đậu và quả hạch cũng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên tuyệt vời và có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận hiệu quả. Oxalate và canxi từ thực phẩm có nhiều khả năng liên kết với nhau trong dạ dày và ruột trước khi đi vào thận. Điều này sẽ làm giảm khả năng hình thành sỏi thận. Đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu đen Đậu hà lan là nguồn bổ sung protein chay Mọi người đều cần protein để khỏe mạnh và ba nguồn thực phẩm chay này đều rất tốt cho những người bị sỏi tiết niệu. Thông thường, thực phẩm giàu protein như thịt bò không phải là đồ ăn nên dành cho người bệnh, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Thay vào đó hãy cố gắng tăng lượng đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu để bổ sung protein. Gạo và yến mạch Gạo và yến mạch là thực phẩm chứa ít thành phần oxalat. Do đó nếu muốn giảm nguy cơ sỏi tiết niệu, bạn có thể giám mức oxalat hoặc tăng mức canxi để liên kết với oxalat ở ruột trước khi tới thận. Bông cải xanh Bông cải xanh chứa hàm lượng oxalate thấp, tốt cho việc giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat nhưng cũng là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Kali rất quan trọng vì nó liên kết với canxi làm giảm nguy cơ hình thành sỏi. Kali cũng có thể tham gia vào việc hòa tan sỏi thận canxi oxalat và canxi photphat. Các loại trà thảo mộc Một số loại trà thảo mộc như trà xanh, trà gừng, trà lô hội,... có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại trà thảo mộc này. Thực phẩm ít chất béo Chất béo có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, một yếu tố nguy cơ gây sỏi thận. Do đó, người bị sỏi tiết niệu nên hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo. III. Thực phẩm người bị sỏi tiết niệu nên tránh Dưới đây là nhóm thực phẩm mà người bệnh nên tránh hoặc hạn chế để không làm tình trạng bệnh nặng thêm. Đồ ăn mặn Người bệnh nên tiêu thụ thực phẩm nhiều muối Sỏi tiết niệu kiêng ăn gì? Lượng natri dư thừa có thể khiến bạn mất nhiều canxi hơn qua nước tiểu. Đồng thời Natri và canxi có chung cơ chế vận chuyển ở thận nên nếu bạn ăn thực phẩm có hàm lượng natri cao sẽ làm tăng khả năng rò rỉ canxi qua nước tiểu. Do đó, chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi. Có nhiều nguồn natri "ẩn" như thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến thương mại cũng như thức ăn nhanh và chế biến tại nhà hàng. Bổ sung vitamin C Vitamin C có thể được chuyển hóa thành oxalate trong cơ thể nếu dùng quá nhiều như thực phẩm bổ sung. Tránh sử dụng các chất bổ sung vitamin C trừ khi có chỉ định của bác sĩ và cố gắng bổ sung chất dinh dưỡng này hàng ngày chỉ từ các nguồn tự nhiên. Bổ sung canxi từ thực phẩm chức năng Bổ sung canxi qua nguồn thực phẩm tự nhiên không làm tăng lượng canxi trong nước tiểu. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều canxi sẽ dẫn đến lượng canxi đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu nhiều hơn và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Một số loại trái cây Các loại trái cây như đại hoàng, chà là và quả mâm xôi có thể làm tình trạng sỏi thận trở nên trầm trọng hơn vì chúng có hàm lượng oxalate cao. Thay vào đó hãy thử ăn trái cây như chuối, táo và anh đào. Một số loại rau Các loại rau như rau bina, khoai tây, củ cải đường và cà rốt cũng chứa nhiều oxalat. Vì đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe nên bạn không nên tránh chúng hoàn toàn. Thay vào đó, bạn có thể ăn thực phẩm giàu canxi trong cùng một bữa ăn để cân bằng lượng oxalate. Cà phê Caffeine là thực phẩm nên tránh khi bị sỏi tiết niệu Caffeine có thể khiến cơ thể bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước. Lượng nước trong cơ thể thấp làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ và hỏi xem liệu bạn vẫn có thể uống cà phê khi bị sỏi thận hay không. Protein động vật Ăn quá nhiều chất đạm từ nguồn động vật có thể dẫn đến tích tụ axit uric trong cơ thể. Ngoài canxi oxalate, axit uric là một chất khác có thể hình thành sỏi thận. Nếu bạn chỉ ăn protein từ động vật thì bạn có nguy cơ cao bị sỏi thận do axit uric. Do đó nên cố gắng tránh các loại protein có nguồn gốc từ động vật và thay vào đó hãy sử dụng các nguồn thực vật chay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề sỏi tiết niệu nên ăn gì và những thực phẩm cần tránh để bệnh nhanh chóng hồi phục. Do đó người bệnh nên chủ động tái khám thường xuyên, để được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có giải pháp điều trị thích hợp. Đồng thời giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. ||Tham khảo bài viết khác: Lập chế độ chăm sóc người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại nhà Tán sỏi tiết niệu - Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn Sỏi thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Tán sỏi tiết niệu - Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn
Sỏi tiết niệu là một trong bệnh thường gặp nhất ở những bệnh nhân gặp vấn đề về đường tiết niệu. Bệnh sẽ được chữa khỏi nếu được phát hiện và chữa kịp thời đặc biệt với phát triển của y học như hiện nay bệnh nhân càng có thêm nhiều lựa chọn khác nhau về phương pháp tán sỏi tiết niệu khác nhau. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả, ít xâm lấn nhất? I. Tán sỏi đường tiết niệu là gì? Tán sỏi qua đường tiết niệu phương pháp ít gây đau, không xâm lấn thường được sử dụng phổ biến để điều trị trong trường hợp sỏi không quá lớn và không thể đi qua đường tiết niệu. Là phương pháp ít xâm lấn, có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi ra khỏi cơ thể. Đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như thời gian hồi phục nhanh chóng, tỷ lệ khỏi bệnh cao do đó nó đang dần được thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống. Tuy nhiên để lựa chọn được phương pháp này bệnh nhân cần được kiểm tra thật kỹ về tình hình sức khỏe, mức độ bệnh, tình trạng bệnh từ đó xem xét xem bệnh có phù hợp để áp dụng kỹ thuật điều trị này hay không. Và sau quá trình tán sỏi người bệnh cần theo dõi thêm, nếu có dấu hiệu bất thường lập tức thông báo đến bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời. II. Phương pháp tán sỏi tiết niệu phổ biến nhất hiện nay Hiện nay có nhiều phương pháp tán sỏi đường tiết niệu khác nhau tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ và sức khỏe của người bệnh. Một trong số phương pháp kỹ thuật cao được áp dụng phổ biến phải kể tới: 2.1 Tán sỏi ngoài cơ thể Là phương pháp tán sỏi bằng sóng xung điện hoặc sử dụng tia laser tác động vào viên sỏi từ phía bên ngoài. Bác sĩ sẽ điều chỉnh sóng xung kích tác động trực tiếp vào vị trí có sỏi trong đường tiết niệu. Dưới áp lực cao từ sóng xung kích sỏi sẽ vỡ thành từng mảnh nhỏ và cuối cùng sẽ được tống ra ngoài theo đường nước tiểu. Tán sỏi ngoài cơ thể chỉ áp dụng với trường hợp sỏi nhỏ hơn 15mm Chỉ định: thực hiện trong những trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản nằm gần cách ⅓ phía trên của bể thận với kích thước nhỏ hơn 1cm. - Ưu điểm: Thời gian bình phục sau tán sỏi nhanh, hiệu quả tối ưu lên tới 80% Không cần phẫu thuật, không gây đau đớn. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm sau thời gian điều trị. - Nhược điểm: Không mang lại hiệu quả đối với trường hợp sỏi rắn như sỏi canxi oxalat, sỏi cystin. Có thể tái phát bệnh với tỷ lệ ca tái phát sau điều trị khoảng 27%. 2.2 Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser Ống nội soi mềm được sử dụng đưa lên niệu quản, thận, bể thận thông qua đường dẫn nước tiểu, cuối cùng sỏi vụn sẽ được tán vụn dưới tác động trực tiếp từ tia laser. - Chỉ định: áp dụng cho ca bệnh có kích thước sỏi > 2,5cm - Ưu điểm: Đảm bảo chức năng thận Không gây sẹo, ít đau Thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng. - Nhược điểm: không thực hiện đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu hoặc hẹp niệu quản. 2.3 Tán sỏi qua da thông qua đường hầm nhỏ bằng laser Là phương pháp được đánh giá cao về độ hiệu quả và tối ưu so với phương pháp trên đặc biệt là với trường hợp sỏi có kích thước lớn. Để thực hiện tán sỏi qua da bác sĩ sẽ tạo đường rạch nhỏ trên da từ đó tạo đường hầm rồi đưa đó ống nội soi nhằm tiếp cận với viên sỏi. Cuối cùng sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn nhỏ và bơm, hút ra bên ngoài bằng cách sử dụng tia laser. Tán sỏi tiết niệu bằng laser - Ưu điểm: Khả năng sạch sỏi lên tới 99% Thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống Tính thẩm mỹ cao Hạn chế tổn thương, ít xâm lấn, ít gây chảy máu, hầu như không để lại biến chứng, thời gian hồi phục sau tán sỏi nhanh. - Nhược điểm: Là phương pháp tán sỏi đem đến hiệu quả cao nhưng yêu cầu tay nghề bác sĩ cao, yêu cầu thiết bị y tế hiện đại vì thế chi phí tán sỏi tiết niệu này có phần cao hơn các biện pháp chữa trị khác. Chỉ thực hiện đối với ca bệnh có kích thước sỏi nhỏ hơn 15mm và vị trí sỏi ở ⅓ phía trên niệu đạo. Dễ gây nhiễm trùng sau mổ nếu bệnh nhân không làm theo hướng dẫn của bác sĩ. 2.4 Tán sỏi nội soi ngược dòng Tán sỏi ngược dòng bác sĩ sẽ đưa ống nội soi tiếp cận viên sỏi thông qua niệu đạo. Khi này ống thông JJ sẽ được sử dụng nhằm giúp quá trình lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang dễ dàng hơn. Khi đã xác định được vị trí sỏi, sóng siêu âm hoặc tia laser sẽ sử dụng nhằm tán sỏi thành nhiều mảnh vụn và hút ra bên ngoài. Tán sỏi ngược dòng giúp xử lý sỏi triệt để, ít gây đau và không để lại sẹo - Chỉ định: Chỉ được chỉ định cho trường hợp sỏi thận có kích thước không lớn quá 2cm, sỏi niệu quản <1,5cm hoặc trong các trường hợp bệnh nhân bị sỏi bàng quang nhưng viên sỏi không thể thoát ra bên ngoài bằng đường nước tiểu. Với trường hợp sỏi lớn hơn bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ nguy hiểm của sỏi cũng như nguy cơ trước và sau khi tán sỏi để đưa ra quyết định phù hợp nhất. - Ưu điểm: Tỉ lệ thành công cao lên tới 100% Có thể tán hết sỏi ngay trong lần đầu tiên thực hiện. Ít xâm lấn, ít gây chảy máu Đảm bảo chức năng của thận sau khi quá trình chữa trị kết thúc. Thời gian phục hồi nhanh Đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo, ít gây đau đớn. - Nhược điểm: Phương pháp không sử dụng đối với bệnh nhân bị hẹp niệu quản hoặc bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. Quá trình tán sỏi bệnh nhân có thể đối diện với một vài rủi ro như thủng niệu quản, đốt laser nhầm vị trí. III. Rủi ro có thể gặp phải trong quá trình tán sỏi tiết niệu Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng có rủi ro riêng, đối với phương pháp tán sỏi cũng vậy. Sau điều trị bệnh nhân có thể gặp một vài biến chứng như: Tiểu ra máu: tiểu ra máu là tình trạng phổ biến nhất, người bệnh có thể tự quan sát được hiện tượng này thông qua việc thay đổi màu sắc nước tiểu. Tuy nhiên tiểu ra máu chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày và nhanh chóng biến mất sau đó. Nhưng người bệnh vẫn cần theo dõi thêm bởi nếu kéo dài hơn thời gian này rất có thể người bệnh vẫn còn sỏi hoặc đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu: sốt cao, rét, ớn lạnh là biểu hiện rõ nhất của bệnh nhân khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện rất có thể là do thời gian tán sỏi kéo dài quá lâu hoặc do vi khuẩn phát triển từ các mảnh sỏi bị vỡ khi gặp môi trường nước tiểu chúng càng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi và gây nhiễm trùng. Đau lưng: đau thắt lưng là di chứng rõ nhất trong suốt quá trình tán sỏi bởi sự tác động của các loại sóng âm trong khi thực hiện liệu trình. Tuy nhiên, những cơn đau này xuất hiện nhanh chóng nhưng cũng nhanh chóng biến mất và không kéo dài liên tục. Ngược lại với những nhược điểm trên, quá trình tán sỏi cũng để lại nhiều ưu điểm có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân: Ít xâm lấn, ít gây đau, hiệu quả cao, thời gian hồi phục nhanh chóng. Quy trình thực hiện an toàn, đơn giản, hạn chế rủi ro, thời gian bình phục nhanh chóng lại tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp điều trị khác. Không biến chứng, không để lại sẹo. Ít gây ảnh hưởng đến chức năng của thận hơn so với phương pháp tới 30%. IV. Lưu ý sau khi áp dụng phương pháp tán sỏi đường tiết niệu Sau khi can thiệp các phương pháp chữa trị người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng cũng như hạn chế tối đa những tổn thương làm ảnh hưởng tới vết thương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh sớm được cải thiện: Chế độ ăn uống dinh dưỡng, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi bệnh. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày Trong thời gian đầu khi mới tán sỏi người bệnh tránh ăn các loại thực phẩm sau: thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chứa nhiều muối, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng, rượu bia, đồ uống chứa cồn, caffeine, hải sản…. Thay vào đó bệnh nhân có thể tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ, trái cây, thực phẩm giàu vitamin. Bổ sung rau củ quả, chất xơ từ tự nhiên sẽ tốt cho quá trình điều trị và phục hồi bệnh Có thể thấy từng phương pháp tán sỏi tiết niệu đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất người bệnh nên đi khám, kiểm tra để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, sau quá trình phẫu thuật nếu thấy dấu hiệu bất thường như tiểu khó, tiểu kèm máu, đau buốt, sốt, ớn lạnh... người bệnh nên chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. ||Tham khảo bài viết khác: Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Cách phòng ngừa Bữa sáng cho người sỏi thận, gợi ý thực đơn đủ dinh dưỡng Cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà đơn giản nhanh chóng
7 cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà an toàn, hiệu quả bất ngờ
Từ lâu phương pháp chữa bệnh theo dân gian luôn là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Đặc biệt là với những người đang điều trị sỏi tiết niệu, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ thì cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà luôn là ưu tiên hàng đầu của nhiều người bởi độ an toàn, lành tính nó mang lại. Vậy đâu là bài thuốc mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng khám phá những cách làm tan sỏi hữu ích từ những nguyên liệu quen thuộc hàng ngày trong bài viết dưới đây nhé! I. Chữa sỏi tiết niệu tại nhà theo dân gian có hiệu quả? Hầu hết bài thuốc chữa bệnh theo dân gian đã lưu truyền và áp dụng rộng rãi từ khi y học phát triển hiện đại như ngày nay. Tuy tác dụng không triệt để và tức thì như thuốc tây nhưng phương pháp chữa trị này vô cùng lành tính, ít gây kích ứng, gây bất cứ tác dụng nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó với nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên vì thế chi phí chữa trị cũng sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với các phương pháp khác. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp chữa trị này, chúng chỉ phù hợp với trường hợp bệnh sau: Bệnh mới được phát hiện và kích thước sỏi chưa vượt quá 10mm. Sỏi chưa gây viêm Chưa biến chứng sang thận như suy thận hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận. ||Xem thêm: Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Cách phòng ngừa II. Cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà theo dân gian Có nhiều bài thuốc chữa sỏi tiết niệu theo dân gian nhưng để an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất phải kể tới các bài thuốc nổi bật sau: 2.1 Chữa bệnh bằng rau ngổ Rau ngổ là gia vị quen thuộc trong nhiều món canh nhưng ít ai biết rằng nó còn là thảo dược quý trong dân gian với công dụng giảm đau, kháng viêm, lợi tiểu, tiêu độc, nâng cao chức năng thận. Chữa bệnh sỏi tiết niệu tại nhà bằng rau ngổ đơn giản theo một trong các cách sau: Uống nước rau ngổ mỗi ngày sẽ sớm đẩy lùi triệu chứng đau do sỏi tiết niệu gây nên Cách 1: chuẩn bị rau ngổ rửa sạch, dã nát lọc thấy nước cốt rồi trộn đều với nước dừa. Uống ngày 3 lần để bệnh mau khỏi. Cách 2: Uống nước rau ngổ: rau ngổ rửa sạch đun cùng 500ml nước lọc. Thuốc sôi tắt bếp, uống hết phần nước vừa đun trong ngày. Uống liên tục từ 2 - 4 tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt. Cách 3: Giã nát rau ngổ, thêm chút muối vào phần nước thu được. Uống ngày 2 lần. Cách 4: Xay sinh tố rau ngổ tươi + nước lọc, thực hiện liên tiếp trong vòng từ 10 - 15 ngày. 2.2 Chữa bệnh bằng quả dứa Dứa là trái cây quen thuộc với hàm lượng chất xơ và axit folic dồi dào từ đó mang đến công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã ở thận, giảm hình thành sỏi và giảm những cơn đau nhức do sỏi tiết niệu gây nên. Để chữa bệnh bằng dứa người bệnh có thể thực hiện một trong các cách làm sau: Cách 1: Dứa rửa sạch để nguyên vỏ, tiếp theo khoét lỗ nhỏ phía trên quả dứa và cho vào đấy 0,3g phèn chua. Cuối cùng hấp cách thủy trong vòng 3 giờ, ăn hết phần thịt dứa trong ngày. Duy trì liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh chuyển biến tích cực hơn. Cách 2: Tương tự cách làm trên, bạn vẫn khoét lỗ trên quả dứa và thêm vào đó phèn chua. Nướng chín quả dứa rồi ép lấy nước, phần nước thu được chia thành 2 lần uống sáng và tối mỗi ngày. Thực hiện bài thuốc từ 7 - 15 ngày và kiểm chứng kết quả nhé! Cách 3: Nướng dứa, ép lấy nước. Phần nước thu được khuấy đều với trứng gà, uống ngày 2 lần trong vòng 3 ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện. 2.3 Dùng đu đủ xanh chữa sỏi tiết niệu Đu đủ xanh - bài thuốc chữa sỏi tiết niệu hiệu quả trong dân gian Đu đủ xanh cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều bài thuốc dân gian đặc biệt bài thuốc chữa sỏi tiết niệu. Với tính mát, vị ngọt tự nhiên đu đủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh thiên, kiện tỳ, lợi thấp, nhuận tràng, bào mòn và ức chế sự phát triển về kích thước của viên sỏi. Thực hiện cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà bằng đu đủ người bệnh chỉ chọn mua quả đu đủ xanh, sau đó rửa sạch lọc bỏ hạt và giữ nguyên phần vỏ. Thêm vào đó ít muối đem đi hấp 30 phút, nên ăn sau bữa cơm và ăn trong khoảng 7 ngày sẽ thấy bệnh chuyển biến tích cực hơn. 2.4 Trà lá sen Có thể bạn chưa biết, trà lá sen cũng là nguyên liệu hàng đầu giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh sỏi tiết niệu gây nên. Bên cạnh đó, nó còn mang đến khả năng làm giảm kích thước, chống viêm, kháng khuẩn hỗ trợ quá trình đào thải sỏi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cách thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu: lá sen tươi 1 - 2 bó, mật ong hoặc đường với lượng vừa đủ. Rửa sạch lá sen vừa chuẩn bị. Đun cùng nước từ 10 - 15 phút. Tắt bếp, uống khi nước còn ấm (bạn có thể bỏ thêm đường hoặc mật ong để tăng hương vị và dễ uống hơn). 2.5 Cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà bằng rau diếp cá Rau diếp cá nguyên liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian trong đó không thể thiếu bệnh về hệ tiết niệu. Với khả năng chống oxy hóa, chống vi khuẩn đặc biệt thành phần chứa nhiều chất xơ + nước rất tốt cho sức khỏe hệ tiết niệu. Chữa sỏi tiết niệu tại nhà bằng rau diếp cá - Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rau diếp cá Muối, nước lọc. Nguyên liệu tự cân chỉnh theo nhu cầu sử dụng - Cách thực hiện: Rau diếp cá rửa sạch thái nhỏ đun cùng nước lọc. Cho tới khi hỗn hợp nước sôi lại có thể tắt bếp và sử dụng. Để dễ uống và tăng hương vị bạn có thể bỏ thêm vào đó 1 chút muối. 2.6 Kết hợp cây nhọ nồi + xa tiền tử Từ lâu xa tiền tử và nhọ nồi đã được xem như “cứu tinh” dành riêng cho những người mắc sỏi tiết niệu. Để chữa bệnh theo mẹo dân gian này rất đơn giản người bệnh chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau: Cỏ nhọ nồi và xa tiền tử rửa sạch, phơi khô sau đó xay nhỏ thành bột mịn. Hoặc bạn có thể tìm mua các gói sản phẩm bột của các thảo dược này được bán tại các cửa hàng, siêu thị. Đun sôi nước, tiếp theo cho 1 - 2 muỗng bột nhọ nồi với xa tiền tử vào nồi. Đun đến khi hỗn hợp sôi trở lại, tắt bếp đợi nguội là có thể uống. Lưu ý: để tránh cặn bã trong khi uống người bệnh có thể lọc thuốc qua rây hoặc tấm vải sạch. 2.7 Uống nước râu ngô Nổi bật với công dụng lợi tiểu, giảm đau buốt, hỗ trợ bào mòn, đào thải sỏi và giúp cầm máu trong trường hợp bệnh làm xước niêm mạc tiết niệu. Cách làm: chuẩn bị 10g râu ngô, rửa sạch và đun cùng 200ml nước. Chia hỗn hợp thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày. Uống nước râu ngô từ 10 - 15 bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh dần được cải thiện. III. Lưu ý khi chữa sỏi tiết niệu tại nhà Để quá trình chữa bệnh theo dân gian đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Mẹo dân gian truyền thống có thể hiệu quả hoặc không tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi quyết định chữa trị theo bất cứ phương pháp nào. Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến nhưng mức độ nguy hiểm cao vì thế người bệnh không được tự ý chữa trị tại nhà khi chưa được kiểm tra và chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Mẹo dân gian ít gây kích ứng nhưng bệnh nhân không được chủ quan bởi nó cũng có thể gây dị ứng khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Quá trình chữa bệnh có hiệu quả nhưng khá chậm do đó đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh. Chữa bệnh theo mẹo trên chỉ mang tính hỗ trợ, không có tác dụng thay thế cho thuốc và chỉ định từ bác sĩ. Để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không nên kết hợp tây y với bài thuốc trên bởi nó có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc thuốc đe dọa tới tính mạng. IV. Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả Ngoài việc điều trị như trên, giải pháp tối ưu và quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ chữa bệnh đó là uống đủ nước mỗi ngày. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chính vì thế để hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh người bệnh nên duy trì thói quen uống từ 2,5 - 2,6 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này cũng có thể được điều chỉnh tăng giảm tùy thuộc vào khí hậu, cân nặng hoặc chế độ luyện tập. Uống nước là cách đơn giản góp phần đẩy lùi sỏi tiết niệu Không chỉ uống nước, một vài phương pháp điều trị khác như thay đổi chế độ sinh hoạt, lối sống, chế độ ăn uống….cũng là giải pháp hàng đầu dành cho những người đang đối diện với cơn đau hàng ngày do sỏi tiết niệu gây nên: Hạn chế dung nạp đạm động vật từ thịt, trứng, cá. Tránh ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều oxalat như rau đại hoàng, rau cải bina, lúa mì, các loại hạt, sản phẩm được làm từ khoai lang, socola, trà, củ cải….. Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật có trong nấm, các loại đậu. Xây dựng chế độ ăn giàu natri. Bổ sung canxi thông qua thực phẩm, không nên bổ sung qua thuốc trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể rơi vào trạng thái thiếu cân hoặc thừa cân. Nhìn chung cách chữa sỏi tiết niệu tại nhà theo dân gian khá hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh nhân nên tự theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà để dễ kiểm soát mức độ bệnh. Nếu sau thời gian dài điều trị không thấy bệnh được cải thiện hãy dừng thuốc và lập tức đến bác sĩ để được kiểm tra tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. ||Tham khảo bài viết khác: Tán sỏi tiết niệu - Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn Lập chế độ chăm sóc người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại nhà Sỏi thận: Bệnh phổ biến nhưng có thể gây suy thận
Thuốc trị sỏi tiết niệu nào tốt? 3 loại điều trị hiệu quả
Với kỹ thuật và trình độ khoa học hiện nay, các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu rất đa dạng và mang tới hiệu quả cao. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như kích thước và hình dạng sỏi, mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để trị dứt điểm bệnh. Vậy những thuốc trị sỏi tiết niệu nào được áp dụng phổ biến và khi dùng cần phải có lưu ý gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé. I. Trường hợp nào nên dùng thuốc trị sỏi tiết niệu? Nếu viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm, được bác sĩ đánh giá là nhỏ và có thể đào thải cùng nước tiểu. Đồng thời nếu sỏi nằm gần vị trí bàng quang thì cơ hội tự đào thoát ra ngoài cũng nhiều hơn so với vị trí khác, đặc biệt là sỏi niệu quản. sỏi tiết niệu có nhiều loại do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra Còn trong trường hợp sỏi có kích thước vẫn như trên hoặc dưới 10mm bề mặt nhẵn, chức năng thận ổn định thì lúc này người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa để đẩy sỏi ra bên ngoài. Do đó người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để thực hiện các chuẩn đoán và xét nghiệm nhằm tìm ra phương pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình sử dụng, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc thay loại thuốc khác. II. Những nhóm thuốc trị sỏi tiết niệu an toàn và hiệu quả Các nhóm thuốc dưới đây có thể giúp người bệnh kiểm soát lượng chất khoáng và muối trong nước tiểu và ngăn ngừa hình thành sỏi tiết niệu. 2.1 Thuốc chẹn alpha Thuốc chẹn alpha giúp các cơ niệu quản - cơ quan dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang được giãn rộng và giảm sự co thắt ở trong các ống này. Từ đó sỏi dễ dàng được đào thải ra ngoài và người bệnh cũng đỡ đau hơn. Cho nên sử dụng dụng nhóm thuốc này có thể giúp một lượng lớn sỏi trôi qua nhanh hơn, sẽ là vài ngày thay vì vài tuần. 2.2 Thuốc kiềm hóa nước tiểu Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận phát triển lớn hơn và điều chỉnh độ pH trong trước tiểu để hạn chế tích tụ khoáng chất. Đồng thời chúng cũng có thể được sử dụng để giúp hòa tan và ngăn ngừa sỏi thận do axit uric. 2.3 Thuốc lợi tiểu thiazid Thuốc lợi tiểu thiazid giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu Thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm giảm lượng canxi thải vào nước tiểu, bao gồm hydrochlorothiazide, chlorthalidone hoặc indapamide, tất cả đều giúp ngăn ngừa sỏi thận quay trở lại, đặc biệt ở những người có lượng canxi cao trong nước tiểu. 2.4 Nhóm thuốc kháng sinh chống viêm Những loại thuốc này được dùng trong trường hợp sỏi gây trầy xước đường tiết niệu làm vi khuẩn dễ dàng tấn công. Đồng thời cũng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nếu chúng hình thành tại hệ tiết niệu. ||Xem thêm: Lập chế độ chăm sóc người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại nhà III. 3 Thuốc điều trị sỏi tiết niệu phổ biến Dưới đây là 4 loại thuốc phổ biến giúp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo. 3.1 Rowatinex Đây là một trong những loại thuốc trị sỏi tiết niệu được nhiều bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng hoặc viêm nhẹ ở đường tiết niệu. Thuốc điều trị sỏi tiết niệu Rowatinex - Thành phần: Bao gồm terpen được chiết xuất từ tinh dầu tràm, tinh dầu thông,...với hoạt tính cao giúp tiêu sỏi và hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. - Công dụng Rowatinex được sử dụng trong các trường hợp sau đây: Dự phòng và điều trị bệnh sỏi tiết niệu Hỗ trợ giảm đau do sỏi Cải thiện triệu chứng liên quan đến sỏi tiết niệu như bí tiểu, tiểu rắt, tiểu khó Loại bỏ mọi độc tố ra khỏi cơ thể, nhờ đó giúp sỏi tan nhanh chóng. - Cách dùng Rowatinex được dùng qua đường uống nên liều dùng được chỉ định như sau: Trẻ từ 6 - 14 tuổi: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống trước khi ăn Người lớn: Uống theo chỉ định của bác sĩ, thường là 1 - 2 viên/lần, ngày uống 3 lần trước khi ăn. Đối với trường hợp xuất hiện cơn đau dữ dội thì có thể uống 2 - 3 viên/lần ngày 4 - 5 lần. - Lưu ý Người lớn tuổi cần được bác sĩ hiệu chỉnh liều Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi dùng Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc. 3.2 Thuốc trị sỏi tiết niệu Sirnakarang Sirnakarang là một loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược và động vật, được chỉ định trong trường hợp sỏi niệu quản, viêm thận, sỏi bàng quang hoặc sỏi mật. Sirnakarang là thuốc được chỉ định trong điều trị sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,... - Thành phần Thành phần chính của thuốc bao gồm kim tiền thảo dạng cao, lactose, tinh bột mì và magnesi stearat. - Công dụng Phòng ngừa hình thành sỏi tiết niệu Điều trị sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi thận Cải thiện tình trạng tiểu rắt, són tiểu và tiểu ít. - Cách dùng Sirnakarang được sản xuất dưới dạng bột nên sẽ uống theo hướng dẫn sau đây: Hòa tan 1 gói Sirnakarang vào 100 - 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng và tối sau khi ăn, liên tục 1 - 2 tháng. Trong trường hợp muốn phòng ngừa sỏi thận, bạn nên dùng ngày 1 gói và uống trong vòng 1 tháng. - Lưu ý khi dùng Phụ nữ có thai và đang cho con bú được khuyến cáo không nên dùng Không dùng cho người có mẫn cảm với thành phần nào của thuốc Không dùng cho người bị tiểu đường. 3.3 Buscopan Buscopan là một loại thuốc nhằm điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, được chỉ định giúp giảm các cơn đau từ sỏi thận. Thuốc điều trị sỏi tiết niệu Buscopan - Thành phần Thành phần chính của Buscopan là hyoscine - N - butylbromide, một chất giãn cơ trên đường tiêu hóa và tiết niệu. - Công dụng Buscopan thuộc vào nhóm thuốc chống co thắt nên thường được dùng để làm dịu các cơn đau khi bị: Co thắt cơ trơn ở bàng quang và đường tiết niệu Triệu chứng do bị hội chứng ruột kích thích, cơn co thắt đường tiêu hóa Hỗ trợ đẩy sỏi tiết niệu ra ngoài. - Cách dùng thuốc Buscopan Buscopan hiện tại có 2 dạng bào chế là thuốc tiêm và viên uống, cụ thể về liều dùng như sau: Thuốc tiêm: Tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, liều dùng 10 - 20mg, tối đa 100mg/ngày. Thuốc uống: Sử dụng 1 - 2 viên nén 10mg/ngày và tối đa là 6 viên/ngày. - Lưu ý Nên thận trọng khi dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu Không dùng cho người bị bệnh gan Không dùng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Đặc biệt lưu ý không được dùng cùng với paracetamol vì có thể gây tương tác thuốc. Trên đây là một số nhóm thuốc trị sỏi tiết niệu mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên để có một cơ thể khỏe mạnh và loại bỏ sạch được sỏi ra khỏi cơ thể thì người bệnh cần đi khám đầy đủ để được bác sĩ nhận sử dụng thuốc phù hợp. Ngoài ra không được tự ý tăng liều hay giảm liều mà phải uống theo chỉ định của bác sĩ nhé. ||Tham khảo bài viết khác: Tán sỏi tiết niệu - Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn Bị sỏi tiết niệu nên ăn gì? 10 thực phẩm tốt cho điều trị Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Cách phòng ngừa
Sỏi thận san hô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Sỏi thận san hô một trong loại sỏi thận thường gặp nhất. Nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như viêm thận, bể thận, ứ mủ thận, suy thận…..Vậy sỏi san hô là gì? Bệnh gây triệu chứng nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau. I. Sỏi thận san hô là gì? Sỏi san hô là viên sỏi có hình dạng tương tự san hô. Những nhánh sỏi san hô được tạo thành từ apatit canxi cacbonat hoặc struvite (magie amoni photphat) chủ yếu xuất hiện nhiều tại đài thận hoặc bể thận mà không phải các vị trí quen thuộc tại niệu quản hay bàng quang giống với các loại sỏi khác. Đặc biệt loại sỏi này có thời gian phát triển nhanh chóng, có thể hình thành thành những viên sỏi có kích thước lớn trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Sỏi thận san hô Ngoài ra, chúng còn được gọi với tên khác là sỏi nhiễm trùng bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên. Một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể kể tới như trực khuẩn Proteus Species, tụ cầu Staphylococcus, tụ cầu Ureaplasma urealyticum…. Đây đều là vi khuẩn có khả năng phân hủy ure thành hydroxy và các ion amoni, khi được kết hợp với PH trong nước tiểu sẽ dần hình thành nên sỏi thận hình san hô. II. Triệu chứng sỏi thận san hô Khác với sỏi thận thông thường, sỏi thận san hô rất khó để phát hiện. Hầu hết ca bệnh đều được phát hiện tình cờ thông qua những lần siêu âm thận, siêu âm hệ tiết niệu hoặc chụp X - quang. Không đặc trưng với những cơn đau bụng quặn thắt ngay cả khi có dấu hiệu của nhiễm trùng. Bệnh không xuất hiện triệu chứng của viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu liên tục mà thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, thay đổi màu sắc của nước tiểu, chán ăn, bỏ bữa, giảm cân. Ngoài ra với những trường hợp bệnh đã gây nhiễm trùng thận có thể sẽ thêm biểu hiện sốt cao, đau lưng hoặc nước tiểu đục. III. Sỏi san hô có nguy hiểm không? Từng nhánh sỏi san hô có thể lấp đầy toàn bộ đài thận hoặc bể thận Không phải bệnh phổ biến tuy nhiên mức độ nguy hiểm của sỏi san hô luôn trong mức cảnh báo. Đặc biệt dấu hiệu bệnh không rõ ràng vì thế rất khó để nhận biết bệnh, đa số ở giai đoạn đầu khi sỏi mới hình thành bệnh nhân sẽ không có bất cứ dấu hiệu đau nào. Do đó, khi phát hiện bệnh cũng là lúc sỏi quá lớn bao phủ gần như toàn bộ bể thận và đài thận. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn gây nhiều biến chứng phức tạp, nặng nhất có thể gây suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết….. Vậy nên việc phẫu thuật là cách tối ưu nhất để loại bỏ sỏi cũng như phòng ngừa những biến chứng tiền ẩn gây nguy hại tới sức khỏe. IV. Phương pháp điều trị sỏi san hô Là sỏi rất cứng, cấu tạo phức tạp và khó điều trị dứt điểm vì thế phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc chỉ là phương pháp tạm thời mang tính chất hỗ trợ cải thiện cơn đau. Việc điều trị bệnh bằng ngoại khoa hoặc can thiệp biện pháp mạnh là điều bắt buộc và cần thiết đối với người bệnh: - Tán sỏi qua da Tạo đường hầm nhỏ vào thận rồi đưa ống nội soi vào cơ quan này. Tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng khí nén hoặc tia laser nhằm phá vỡ sỏi thành từng mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài. Chỉ định: phương pháp phù hợp với những bệnh nhân bị sỏi thận san hô với kích thước nhỏ hơn 2cm hoặc sỏi bể thận, sỏi đài dưới, sỏi cứng. Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian điều trị, ít gây biến chứng, bảo toàn được chức năng thận. - Tán sỏi nội soi Thông qua đường tiểu ống nội soi được đưa đến niệu quản vào đài thận. Phương pháp này có thể thực hiện với mọi vị trí, kích thước sỏi. - Điều trị bằng thuốc Uống kháng sinh sẽ giúp người bệnh giảm bớt viêm nhiễm do sỏi gây nên Đa số trường hợp mắc bệnh đều do nhiễm trùng gây nên. Khi này thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. V. Chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị sỏi thận san hô Thành phần dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chữa bệnh. Để kết quả điều trị như mong muốn người bệnh cần xây dựng chế độ ăn riêng, hạn chế thực phẩm gây kích ứng và tăng cường thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng của thận, cụ thể: 5.1 Sỏi thận san hô nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng phù hợp có tác động lớn đến tình trạng bệnh. Một số loại trái cây tự nhiên như cam, bưởi, chanh, quýt, táo, lê có chứa hàm lượng citrat lớn mang đến hiệu quả trong việc chống kết tinh chất cặn thành sỏi. Bên cạnh đó rau cũng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh. Để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa cũng như giảm nguy cơ hình thành sỏi người bệnh nên ưu tiên ăn nhiều bầu, bí, rau cải bắp, súp lơ. 5.2 Sỏi thận san hô kiêng ăn gì? Protein từ động vật: ăn nhiều thực phẩm chứa protein sẽ làm tăng bài tiết axit uric, tăng chuyển hóa từ đó khả năng cao gây sỏi san hô. Muối ăn: cơ thể dư thừa muối sẽ dẫn đến hiện tượng tích nước gây phù nề cùng với đó hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng sẽ tỷ lệ thuận với kích thước của sỏi. Vì thế, ngay từ bây giờ mỗi người nên tự điều chỉnh lượng muối trong mỗi món ăn hàng ngày, hạn chế ăn dưa muối, cà muối hoặc đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp với hàm lượng natri cao hơn 20%. Đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas: đồ uống chứa cồn là kẻ thù số 1 của những bệnh nhân đang điều trị sỏi thận. Tiêu thụ nhiều đồ uống này sẽ làm cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, ảnh hưởng đến chức năng thận, làm giảm khả năng lọc của thận. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ tiết niệu mà còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Vitamin C liều cao: có thể bạn chưa biết, vitamin C liều cao là tác nhân gây sỏi hàng đầu. Do đó, thay vì bổ sung vitamin liều cao từ thuốc thì bệnh nhân có thể thay thế bằng vitamin C tự nhiên có trong rau củ quả và chỉ sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị. Bổ sung vitamin C từ tự nhiên rất tốt cho quá trình điều trị sỏi san hô Sỏi thận san hô là bệnh tiết niệu càng được điều trị sớm càng có lợi cho sức khỏe người bệnh. Chính vì thế ngay khi phát hiện cơ thể có biểu hiện khác lạ tốt nhất người bệnh nên chủ động đi khám để được kiểm tra và tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp đồng thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. ||Tham khảo bài viết khác: Sỏi thận canxi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Đau sỏi thận ở đâu? cách giảm đau sỏi thận nhanh Bị sỏi thận uống gì cho hết? #6 đồ uống hàng ngày trị sỏi