Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách điều trị

Thẩm định bởi:

Nguyễn Thị Diệu Linh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược cổ truyền

Sỏi đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở người trưởng thành, bệnh sẽ nguy hiểm hơn với người cao tuổi và rất dễ dẫn tới những biến chứng nặng. Bệnh không chỉ gây bít tắc đường tiết niệu mà còn để lại những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Vậy cơ chế hình thành sỏi tiết niệu từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trong bài viết dưới đây để có kế hoạch phòng tránh cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn nhé!

I. Sỏi tiết niệu là gì? 

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng có sỏi xuất hiện trong hệ tiết niệu, chúng hình thành khi nước tiểu cô đặc với một số hợp chất như canxi, phốt pho, oxalat…..Những viên sỏi với kích thước khác nhau có thể ở trong thận hoặc tự di chuyển sang các bộ phận khác của đường tiết niệu. Hơn nữa, sự xuất hiện của chúng gây không ít những cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 

Đặc biệt, khi kích thước viên sỏi càng lớn mắc kẹt trong đường tiết niệu từ đó có thể gây tắc dòng tiểu tạo nên những cơn đau dữ dội thậm chí nặng hơn còn gây chảy máu. Sỏi có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trải dọc từ bàng quang tới niệu đạo tuy nhiên niệu quản và thận là 2 vị trí chúng xuất hiện nhiều nhất. 

II. Các loại sỏi tiết niệu

Hầu hết trường hợp bệnh đều tìm thấy sỏi trong thận rồi từ đó chúng đi theo dòng nước tiểu xuống các bộ phận khác như niệu đạo, bàng quang…..Trong đó các loại sỏi được phát hiện nhiều nhất có thể kể tới: 

  • Sỏi Phosphat: chỉ chiếm từ 5 - 10% trong tổng số ca mắc bệnh. Được tạo nên bởi nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc do vi khuẩn proteus gây ra với hình san hô cỡ lớn. 
  • Sỏi Calcium: ngược lại với sỏi phosphat, trên thực tế sỏi calcium chiếm tới 85% trong số những ca mắc bệnh về sỏi đường tiết niệu. Được hình thành do nồng độ calci trong nước tiểu tăng. 
  • Sỏi Oxalat: đây là một trong 3 dạng sỏi calcium, rất phổ biến ở Việt Nam chiếm khoảng 80-90% các ca sỏi được thống kê, được tạo nên khi nồng độ Oxalat có chứa trong nước tiểu kết hợp với canxi hình thành nên Oxalat Calci. 
  • Sỏi Acid Uric: khi nồng độ acid uric trong nước tiểu tăng cao lâu ngày sẽ hình thành sỏi acid uric. Hơn nữa, một chế độ ăn uống giàu purin và đạm động vật sẽ tạo điều kiện thuận tiên cho sỏi acid uric hình thành và phát triển.

soi-tiet-nieu-la-gi.jpgBệnh được phân thành nhiều loại trong đó sỏi calcium chiếm tới 85%

Ngoài ra dựa vào vị trí sỏi đường tiết niệu còn được phân loại thành: 

  • Sỏi niệu quản: sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản gây tắc niệu quản kèm theo đó là cơn đau với đột ngột, đau từ lưng hông rồi lan nhanh xuống hố chậu. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể xuất hiện tình trạng tiểu bí, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu….. 
  • Sỏi thận: bệnh chia thành sỏi bể và sỏi đài thận. Bệnh xuất hiện sẽ tạo cơn đau quặn thắt từ đó không chỉ gây nhiễm trùng mà còn để lại biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Sỏi bàng quang: phần lớn ca mắc bệnh đều do sỏi ở thận rớt xuống bàng quang hoặc nguyên nhân gây sỏi cũng có thể do phì đại tuyến tiền liệt, tắc niệu đạo, hẹp niệu đạo….. Bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới với những biểu hiện phổ biến như tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tiểu buốt. 
  • Sỏi niệu đạo: sỏi từ bàng quang theo dòng nước tiểu xuống niệu đạo gây bít tắc niệu, từ đó gây không ít phiền toái cũng như những cơn đau khó chịu do bệnh gây ra. Nặng hơn nó còn làm chảy máu niệu đạo.

III. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu 

Hệ tiết niệu trong cơ thể được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau bắt đầu với niệu quản, 2 thận, tiếp theo là bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Trong đó sỏi đường tiết niệu được hình thành và di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu nhưng sỏi thận là bệnh gặp nhiều và phổ biến nhất. 

Sỏi đường tiết niệu được hình thành dựa trên 2 thành phần chính: 

  • Cấu tạo bởi tinh thể oxalat và canxi bên cạnh đó cũng có thể có thêm magie, photphat, urat, cystine. Thông thường các hoạt chất này đều có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng khi nồng độ chất quá lớn hoặc nước tiểu quá ít chúng có thể kết thành khối chất rắn. 
  • Các mucoprotein trong nước tiểu đóng vai trò giống chất keo có thể kết hợp với tinh thể cứng trên tạo thành sỏi. 

Qua đó người bệnh có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng của các ion trên trong nước tiểu gây tình trạng ứ đọng. Có nhiều yếu tố dẫn đến quá trình trên, đặc biệt: 

3.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Có thể bạn chưa biết nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi tiết niệu. Lúc này hoạt động bài tiết hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng do những tổn thương thận, sưng viêm thận trong thời gian nhiễm trùng……Bên cạnh đó tình trạng nhiễm trùng niệu đạo, niêm mạc niệu quản, bàng quang dễ gây ứ đọng oxalate, canxi từ đó sỏi dần được hình thành. 

3.2 Người bệnh uống quá ít nước mỗi ngày 

Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất đồng thời củng cố hoạt động của hệ tiết niệu bằng cách bài tiết chất cặn bã hòa vào trong nước tiểu, tiếp theo nước tiểu được đẩy xuống bàng quang và đào thải ra bên ngoài.

soi-tiet-nieu-nguy-hiem-khong.jpg Uống nước đầy đủ và đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện bệnh đáng kể 

Nhưng hoạt động đào thải trên sẽ bị gián đoạn khi bệnh nhân uống quá ít nước mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ để đáp ứng chức năng của thận. Từ đó khiến lượng nước tiểu sản xuất ít dần đi trong khi đó các ion điện giải vẫn liên tục được thận đào thải mỗi ngày. 

Điều này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ làm tăng nồng độ các ion trong nước tiểu. Tuy nhiên lượng nước tiểu ứ đọng trong thận sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc sỏi tại vị trí khác trong đường tiết niệu. 

3.3 Lạm dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian dài 

Bệnh nhân uống quá nhiều canxi trong quá trình chữa bệnh với mục đích ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương, nhất là với người cao tuổi khi cơ thể hấp thụ canxi kém nhưng hoạt động bài tiết canxi vẫn tăng. Do đó, nếu không kiểm soát tốt tình hình bệnh và không tuân thủ theo đúng hướng dẫn cũng như liều lượng chỉ định từ bác sĩ trong thời gian điều trị nguy cơ cao gây tăng nồng độ canxi trong nước tiểu khiến sỏi dần được hình thành. 

Ngoài ra, sử dụng nhiều sản phẩm dược phẩm bổ sung vitamin C cũng là tác nhân hàng dầu gây sỏi tiết niệu bởi khi vitamin C đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và tạo thành acid oxalic, hợp chất này sẽ được đào thải trực tiếp qua thận. 

3.4 Ảnh hưởng từ hoạt động bài tiết các chất hòa tan trong nước tiểu 

- Tăng calci 

Thông thường mỗi ngày calci bài tiết vào nước tiểu trung bình từ 100 - 175mg nhất là với người bệnh bổ sung calci với hàm lượng vừa đủ. Tuy nhiên, nếu calci trong nước tiểu tăng cao hơn định mức trên nguy cơ cao sẽ dẫn tới sỏi đường tiết niệu.

soi-tiet-nieu-do-dau.jpgĂn nhiều thực phẩm chứa phomai, sữa không tốt cho sức khỏe người bệnh

Trong đó, một vài thủ phạm gây tăng calci có thể kể tới:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D khiến hoạt động hấp thụ canxi từ ruột tăng 
  • Ăn nhiều đồ ăn giàu canxi như phô mai, sữa….
  • Bệnh nhân nằm một chỗ nhiều ngày gây lắng đọng canxi. 
  • Các bệnh về thận hoặc bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới xương như u tủy, ung thư di căn đến xương…..

- Tăng Oxalat

Calci Oxalat thực chất là muối canxi của axit oxalic, khi hàm lượng calci oxalat dư thừa quá nhiều trong nước tiểu sẽ dẫn đến sỏi thận. Vì thế, chế độ ăn uống giàu oxalat cũng là nguyên nhân gây lắng sỏi.  

Tuy nhiên, thực phẩm không phải yếu tố duy nhất làm tăng oxalat, hàm lượng này tăng còn do ảnh hưởng từ bệnh di truyền tác động lên quá trình chuyển hóa Acid Glyoxylic điển hình như bệnh kém hấp thu, bệnh về đường ruột đã phẫu thuật từ trước đó. 

- Tăng Acid Uric

Dung nạp đồ ăn chứa nhiều Acid Uric như các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản sẽ làm nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. Hoặc bệnh cũng có thể do ảnh hưởng của quá trình trị liệu một vài bệnh như bạch cầu, tăng hồng cầu. 

Acid uric được coi là cao so với tiêu chuẩn ở nam giới khi hàm lượng của chúng vượt quá 800mg/ngày và lớn hơn 750mg/ngày với nữ giới. Thêm vào đó, lượng protein trong thịt cá cũng có thể hình thành nên sỏi đường tiết niệu (phổ biến nhất là sỏi thận). 

3.5 Một vài nguyên nhân gây bệnh khác 

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh còn do tác động từ nhiều bệnh lý khác, điển hình như:

  • Bệnh u đường tiết niệu 
  • Bệnh tiểu khung 
  • Bị dị dạng đường tiểu 
  • Bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt như tăng sinh lành tính tuyến, phì đại tuyến tiền liệt.

nguyen-nhan-soi-tiet-nieu.jpgSỏi đường tiết niệu bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau 

Hầu hết các bệnh trên đều để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Không chỉ gây đau mà còn có khả năng gây lắng đọng nước tiểu nguy cơ cao dẫn đến sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

IV. Triệu chứng sỏi tiết niệu 

Phát hiện bệnh kịp thời vừa rút ngắn thời gian chữa bệnh lại vừa tăng hiệu quả chữa trị. Nhưng ở giai đoạn đầu khi sỏi mới hình thành rất khó để có thể nhận biết bệnh thông qua triệu chứng bởi khi này hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể. 

Chỉ tới khi bệnh nặng hơn người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng và mức độ bệnh khác nhau như: sỏi không di chuyển, sỏi dính vào mô, sỏi san hô có thể có triệu chứng hoặc không ngay cả khi bị nhiễm trùng. Đặc biệt khi sỏi đã gây bít tắc sẽ dẫn đến: 

  • Đau hông, đau lưng, đau thận (nếu trường hợp bệnh do sỏi thận)
  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi lạ 
  • Tiểu rắt, tiểu buốt 
  • Có thể tiểu ra viên sỏi nhỏ 
  • Sưng phù toàn thân, sốt cao, chân tay run rẩy, cơ thể ớn lạnh.

V. Bệnh sỏi tiết niệu có nguy hiểm?

Cũng vì bệnh rất khó để nhận biết triệu chứng nên khi phát bệnh nặng sẽ dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm như:

trieu-chung-soi-tiet-nieu.jpgBệnh để lại những cơn đau gây khó chịu cho người bệnh

  • Suy thận: sỏi tắc nghẽn quá lâu rất dễ ảnh gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận mà biểu hiện rõ ràng nhất là suy thận. 
  • Ứ đọng nước tiểu 
  • Viêm đường tiết niệu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. 
  • Gây giảm đào thải ở thận
  • Gây tổn thương thận vĩnh viễn thậm chí trường hợp nặng hơn bệnh nhân còn phải làm phẫu thuật cắt bỏ thận. 
  • Các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, viêm thận kẽ…..
  • Trường hợp sỏi niệu quản khi không điều trị đúng cách bệnh nhân phái đối diện với nguy cơ nhiễm trùng máu, thắt niệu quản. 
  • Tử vong nếu tình trạng viêm bể thận kéo dài.

VI. Điều trị sỏi tiết niệu

Với nền y học ngày càng phát triển người bệnh càng có nhiều lựa chọn khác nhau trong quá trình điều trị. Sỏi sẽ chữa được hoàn toàn khi chưa phát triển về kích thước, nhưng đến khi kích thước sỏi thay đổi để lại nhiều biến chứng phức tạp thì quá trình điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cùng với đó chi phí chữa bệnh cũng sẽ tốn kém hơn.  

Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa: 

6.1 Điều trị nội khoa 

- Trường hợp cấp cứu

Bệnh nhân bị suy thận cấp cần được chạy thận trước khi quyết định đặt ống thông tiểu hay dẫn lưu nước tiểu thông qua phẫu thuật mở thận dưới da. Phương pháp này sẽ được duy trì cho tới khi sức khỏe bệnh nhân dần ổn định bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy sỏi sau. 

Bên cạnh đó với những ca bệnh sốt cao kèm theo hiện tượng thận có mủ hay bị nhiễm khuẩn nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thêm kháng sinh hoặc truyền dịch. Sau đó mổ cấp cứu dẫn lưu thận qua da, khi bệnh ổn định mới bắt đầu thực hiện phẫu thuật gắp sỏi. 

- Trường hợp không cần cấp cứu 

Người bệnh không cần cấp cứu trong các trường hợp sau:

dieu-tri-soi-tiet-nieu.jpgĐiều trị bằng thuốc

  • Sỏi nhỏ với kích thước nhỏ hơn 5mm và không thể phát triển thêm về kích thước, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, không đau, không bít tắc. Khi này bên cạnh điều trị bằng thuốc người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày kết hợp vận động nhẹ để bệnh dần cải thiện. 
  • Chỉ định điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh hoặc phương pháp thay thế phù hợp. 
  • Với ca bệnh bị sỏi urat, có thể làm tan sỏi bằng các loại dược phẩm tương ứng và ưu tiên các sản phẩm có tác dụng thay đổi độ PH trong nước tiểu. 

6.2 Điều trị ngoại khoa 

- Tán sỏi ngoài cơ thể

Là phương pháp điều trị phổ biến cho hơn 80% ca mắc sỏi tiết niệu hiện nay bởi độ hiệu quả cũng như ít xâm lấn của nó mang lại. 

Chỉ định: áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu với kích thước < hoặc bằng 20mm.

Chống chỉ định: phương pháp này không dùng cho bệnh nhân mắc: 

  • Hẹp đường tiết niệu 
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 
  • Gặp chứng khó đông máu 
  • Đang đeo máy tạo nhịp tim 
  • Người bị sỏi quá cứng 
  • Người bị dị dạng cột sống. 

- Lấy sỏi qua da 

Phương pháp kỹ thuật cao đòi hỏi tay nghề từ bác sĩ do đó hiện nay nó chỉ được áp dụng tại một số cơ sở y tế nhất định. 

Chỉ định: áp dụng cho trường hợp bị sỏi san hô, sỏi bán san hô, bệnh sỏi thận đã chữa khỏi nhưng lại tái phát. 

Chống chỉ định: không phù hợp với bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc người bị rối loạn đông máu. 

VII. Phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả tại nhà 

Để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao và tránh nguy cơ tái phát bệnh, ngay từ bây giờ mỗi người nên rèn luyện thói quen sống và ăn uống lành mạnh: 

  • Uống đủ nước mỗi ngày 
  • Tuyệt đối không nên nhịn tiểu. 
  • Không nằm quá lâu tại một chỗ, chăm chỉ vận động là cách tốt nhất giúp bệnh sớm được cải thiện. 
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung chất kali, giảm natri và hạn chế ăn đạm động vật…. 

Sỏi tiết niệu là bệnh nguy hiểm không chỉ gây nhiều biến chứng phức tạp mà bệnh còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của thận. Vì thế ngay khi thấy cơ thể có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ dấu hiệu của bệnh bạn nên chủ động đi khám sớm để được kiểm tra, tìm nguyên nhân và có biện pháp chữa trị bệnh kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 16/07/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Nha-thuoc-uy-tin-VBH.png

Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách điều trị

Thẩm định bởi:

Nguyễn Thị Diệu Linh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược cổ truyền

Sỏi đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở người trưởng thành, bệnh sẽ nguy hiểm hơn với người cao tuổi và rất dễ dẫn tới những biến chứng nặng. Bệnh không chỉ gây bít tắc đường tiết niệu mà còn để lại những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Vậy cơ chế hình thành sỏi tiết niệu từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trong bài viết dưới đây để có kế hoạch phòng tránh cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn nhé!

I. Sỏi tiết niệu là gì? 

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng có sỏi xuất hiện trong hệ tiết niệu, chúng hình thành khi nước tiểu cô đặc với một số hợp chất như canxi, phốt pho, oxalat…..Những viên sỏi với kích thước khác nhau có thể ở trong thận hoặc tự di chuyển sang các bộ phận khác của đường tiết niệu. Hơn nữa, sự xuất hiện của chúng gây không ít những cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 

Đặc biệt, khi kích thước viên sỏi càng lớn mắc kẹt trong đường tiết niệu từ đó có thể gây tắc dòng tiểu tạo nên những cơn đau dữ dội thậm chí nặng hơn còn gây chảy máu. Sỏi có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trải dọc từ bàng quang tới niệu đạo tuy nhiên niệu quản và thận là 2 vị trí chúng xuất hiện nhiều nhất. 

II. Các loại sỏi tiết niệu

Hầu hết trường hợp bệnh đều tìm thấy sỏi trong thận rồi từ đó chúng đi theo dòng nước tiểu xuống các bộ phận khác như niệu đạo, bàng quang…..Trong đó các loại sỏi được phát hiện nhiều nhất có thể kể tới: 

  • Sỏi Phosphat: chỉ chiếm từ 5 - 10% trong tổng số ca mắc bệnh. Được tạo nên bởi nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc do vi khuẩn proteus gây ra với hình san hô cỡ lớn. 
  • Sỏi Calcium: ngược lại với sỏi phosphat, trên thực tế sỏi calcium chiếm tới 85% trong số những ca mắc bệnh về sỏi đường tiết niệu. Được hình thành do nồng độ calci trong nước tiểu tăng. 
  • Sỏi Oxalat: đây là một trong 3 dạng sỏi calcium, rất phổ biến ở Việt Nam chiếm khoảng 80-90% các ca sỏi được thống kê, được tạo nên khi nồng độ Oxalat có chứa trong nước tiểu kết hợp với canxi hình thành nên Oxalat Calci. 
  • Sỏi Acid Uric: khi nồng độ acid uric trong nước tiểu tăng cao lâu ngày sẽ hình thành sỏi acid uric. Hơn nữa, một chế độ ăn uống giàu purin và đạm động vật sẽ tạo điều kiện thuận tiên cho sỏi acid uric hình thành và phát triển.

soi-tiet-nieu-la-gi.jpgBệnh được phân thành nhiều loại trong đó sỏi calcium chiếm tới 85%

Ngoài ra dựa vào vị trí sỏi đường tiết niệu còn được phân loại thành: 

  • Sỏi niệu quản: sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản gây tắc niệu quản kèm theo đó là cơn đau với đột ngột, đau từ lưng hông rồi lan nhanh xuống hố chậu. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể xuất hiện tình trạng tiểu bí, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu….. 
  • Sỏi thận: bệnh chia thành sỏi bể và sỏi đài thận. Bệnh xuất hiện sẽ tạo cơn đau quặn thắt từ đó không chỉ gây nhiễm trùng mà còn để lại biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Sỏi bàng quang: phần lớn ca mắc bệnh đều do sỏi ở thận rớt xuống bàng quang hoặc nguyên nhân gây sỏi cũng có thể do phì đại tuyến tiền liệt, tắc niệu đạo, hẹp niệu đạo….. Bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới với những biểu hiện phổ biến như tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tiểu buốt. 
  • Sỏi niệu đạo: sỏi từ bàng quang theo dòng nước tiểu xuống niệu đạo gây bít tắc niệu, từ đó gây không ít phiền toái cũng như những cơn đau khó chịu do bệnh gây ra. Nặng hơn nó còn làm chảy máu niệu đạo.

III. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu 

Hệ tiết niệu trong cơ thể được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau bắt đầu với niệu quản, 2 thận, tiếp theo là bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Trong đó sỏi đường tiết niệu được hình thành và di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu nhưng sỏi thận là bệnh gặp nhiều và phổ biến nhất. 

Sỏi đường tiết niệu được hình thành dựa trên 2 thành phần chính: 

  • Cấu tạo bởi tinh thể oxalat và canxi bên cạnh đó cũng có thể có thêm magie, photphat, urat, cystine. Thông thường các hoạt chất này đều có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng khi nồng độ chất quá lớn hoặc nước tiểu quá ít chúng có thể kết thành khối chất rắn. 
  • Các mucoprotein trong nước tiểu đóng vai trò giống chất keo có thể kết hợp với tinh thể cứng trên tạo thành sỏi. 

Qua đó người bệnh có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng của các ion trên trong nước tiểu gây tình trạng ứ đọng. Có nhiều yếu tố dẫn đến quá trình trên, đặc biệt: 

3.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Có thể bạn chưa biết nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi tiết niệu. Lúc này hoạt động bài tiết hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng do những tổn thương thận, sưng viêm thận trong thời gian nhiễm trùng……Bên cạnh đó tình trạng nhiễm trùng niệu đạo, niêm mạc niệu quản, bàng quang dễ gây ứ đọng oxalate, canxi từ đó sỏi dần được hình thành. 

3.2 Người bệnh uống quá ít nước mỗi ngày 

Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất đồng thời củng cố hoạt động của hệ tiết niệu bằng cách bài tiết chất cặn bã hòa vào trong nước tiểu, tiếp theo nước tiểu được đẩy xuống bàng quang và đào thải ra bên ngoài.

soi-tiet-nieu-nguy-hiem-khong.jpg Uống nước đầy đủ và đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện bệnh đáng kể 

Nhưng hoạt động đào thải trên sẽ bị gián đoạn khi bệnh nhân uống quá ít nước mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ để đáp ứng chức năng của thận. Từ đó khiến lượng nước tiểu sản xuất ít dần đi trong khi đó các ion điện giải vẫn liên tục được thận đào thải mỗi ngày. 

Điều này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ làm tăng nồng độ các ion trong nước tiểu. Tuy nhiên lượng nước tiểu ứ đọng trong thận sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc sỏi tại vị trí khác trong đường tiết niệu. 

3.3 Lạm dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian dài 

Bệnh nhân uống quá nhiều canxi trong quá trình chữa bệnh với mục đích ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương, nhất là với người cao tuổi khi cơ thể hấp thụ canxi kém nhưng hoạt động bài tiết canxi vẫn tăng. Do đó, nếu không kiểm soát tốt tình hình bệnh và không tuân thủ theo đúng hướng dẫn cũng như liều lượng chỉ định từ bác sĩ trong thời gian điều trị nguy cơ cao gây tăng nồng độ canxi trong nước tiểu khiến sỏi dần được hình thành. 

Ngoài ra, sử dụng nhiều sản phẩm dược phẩm bổ sung vitamin C cũng là tác nhân hàng dầu gây sỏi tiết niệu bởi khi vitamin C đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và tạo thành acid oxalic, hợp chất này sẽ được đào thải trực tiếp qua thận. 

3.4 Ảnh hưởng từ hoạt động bài tiết các chất hòa tan trong nước tiểu 

- Tăng calci 

Thông thường mỗi ngày calci bài tiết vào nước tiểu trung bình từ 100 - 175mg nhất là với người bệnh bổ sung calci với hàm lượng vừa đủ. Tuy nhiên, nếu calci trong nước tiểu tăng cao hơn định mức trên nguy cơ cao sẽ dẫn tới sỏi đường tiết niệu.

soi-tiet-nieu-do-dau.jpgĂn nhiều thực phẩm chứa phomai, sữa không tốt cho sức khỏe người bệnh

Trong đó, một vài thủ phạm gây tăng calci có thể kể tới:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D khiến hoạt động hấp thụ canxi từ ruột tăng 
  • Ăn nhiều đồ ăn giàu canxi như phô mai, sữa….
  • Bệnh nhân nằm một chỗ nhiều ngày gây lắng đọng canxi. 
  • Các bệnh về thận hoặc bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới xương như u tủy, ung thư di căn đến xương…..

- Tăng Oxalat

Calci Oxalat thực chất là muối canxi của axit oxalic, khi hàm lượng calci oxalat dư thừa quá nhiều trong nước tiểu sẽ dẫn đến sỏi thận. Vì thế, chế độ ăn uống giàu oxalat cũng là nguyên nhân gây lắng sỏi.  

Tuy nhiên, thực phẩm không phải yếu tố duy nhất làm tăng oxalat, hàm lượng này tăng còn do ảnh hưởng từ bệnh di truyền tác động lên quá trình chuyển hóa Acid Glyoxylic điển hình như bệnh kém hấp thu, bệnh về đường ruột đã phẫu thuật từ trước đó. 

- Tăng Acid Uric

Dung nạp đồ ăn chứa nhiều Acid Uric như các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản sẽ làm nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. Hoặc bệnh cũng có thể do ảnh hưởng của quá trình trị liệu một vài bệnh như bạch cầu, tăng hồng cầu. 

Acid uric được coi là cao so với tiêu chuẩn ở nam giới khi hàm lượng của chúng vượt quá 800mg/ngày và lớn hơn 750mg/ngày với nữ giới. Thêm vào đó, lượng protein trong thịt cá cũng có thể hình thành nên sỏi đường tiết niệu (phổ biến nhất là sỏi thận). 

3.5 Một vài nguyên nhân gây bệnh khác 

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh còn do tác động từ nhiều bệnh lý khác, điển hình như:

  • Bệnh u đường tiết niệu 
  • Bệnh tiểu khung 
  • Bị dị dạng đường tiểu 
  • Bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt như tăng sinh lành tính tuyến, phì đại tuyến tiền liệt.

nguyen-nhan-soi-tiet-nieu.jpgSỏi đường tiết niệu bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau 

Hầu hết các bệnh trên đều để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Không chỉ gây đau mà còn có khả năng gây lắng đọng nước tiểu nguy cơ cao dẫn đến sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

IV. Triệu chứng sỏi tiết niệu 

Phát hiện bệnh kịp thời vừa rút ngắn thời gian chữa bệnh lại vừa tăng hiệu quả chữa trị. Nhưng ở giai đoạn đầu khi sỏi mới hình thành rất khó để có thể nhận biết bệnh thông qua triệu chứng bởi khi này hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể. 

Chỉ tới khi bệnh nặng hơn người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng và mức độ bệnh khác nhau như: sỏi không di chuyển, sỏi dính vào mô, sỏi san hô có thể có triệu chứng hoặc không ngay cả khi bị nhiễm trùng. Đặc biệt khi sỏi đã gây bít tắc sẽ dẫn đến: 

  • Đau hông, đau lưng, đau thận (nếu trường hợp bệnh do sỏi thận)
  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi lạ 
  • Tiểu rắt, tiểu buốt 
  • Có thể tiểu ra viên sỏi nhỏ 
  • Sưng phù toàn thân, sốt cao, chân tay run rẩy, cơ thể ớn lạnh.

V. Bệnh sỏi tiết niệu có nguy hiểm?

Cũng vì bệnh rất khó để nhận biết triệu chứng nên khi phát bệnh nặng sẽ dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm như:

trieu-chung-soi-tiet-nieu.jpgBệnh để lại những cơn đau gây khó chịu cho người bệnh

  • Suy thận: sỏi tắc nghẽn quá lâu rất dễ ảnh gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận mà biểu hiện rõ ràng nhất là suy thận. 
  • Ứ đọng nước tiểu 
  • Viêm đường tiết niệu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. 
  • Gây giảm đào thải ở thận
  • Gây tổn thương thận vĩnh viễn thậm chí trường hợp nặng hơn bệnh nhân còn phải làm phẫu thuật cắt bỏ thận. 
  • Các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, viêm thận kẽ…..
  • Trường hợp sỏi niệu quản khi không điều trị đúng cách bệnh nhân phái đối diện với nguy cơ nhiễm trùng máu, thắt niệu quản. 
  • Tử vong nếu tình trạng viêm bể thận kéo dài.

VI. Điều trị sỏi tiết niệu

Với nền y học ngày càng phát triển người bệnh càng có nhiều lựa chọn khác nhau trong quá trình điều trị. Sỏi sẽ chữa được hoàn toàn khi chưa phát triển về kích thước, nhưng đến khi kích thước sỏi thay đổi để lại nhiều biến chứng phức tạp thì quá trình điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cùng với đó chi phí chữa bệnh cũng sẽ tốn kém hơn.  

Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa: 

6.1 Điều trị nội khoa 

- Trường hợp cấp cứu

Bệnh nhân bị suy thận cấp cần được chạy thận trước khi quyết định đặt ống thông tiểu hay dẫn lưu nước tiểu thông qua phẫu thuật mở thận dưới da. Phương pháp này sẽ được duy trì cho tới khi sức khỏe bệnh nhân dần ổn định bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy sỏi sau. 

Bên cạnh đó với những ca bệnh sốt cao kèm theo hiện tượng thận có mủ hay bị nhiễm khuẩn nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thêm kháng sinh hoặc truyền dịch. Sau đó mổ cấp cứu dẫn lưu thận qua da, khi bệnh ổn định mới bắt đầu thực hiện phẫu thuật gắp sỏi. 

- Trường hợp không cần cấp cứu 

Người bệnh không cần cấp cứu trong các trường hợp sau:

dieu-tri-soi-tiet-nieu.jpgĐiều trị bằng thuốc

  • Sỏi nhỏ với kích thước nhỏ hơn 5mm và không thể phát triển thêm về kích thước, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, không đau, không bít tắc. Khi này bên cạnh điều trị bằng thuốc người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày kết hợp vận động nhẹ để bệnh dần cải thiện. 
  • Chỉ định điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh hoặc phương pháp thay thế phù hợp. 
  • Với ca bệnh bị sỏi urat, có thể làm tan sỏi bằng các loại dược phẩm tương ứng và ưu tiên các sản phẩm có tác dụng thay đổi độ PH trong nước tiểu. 

6.2 Điều trị ngoại khoa 

- Tán sỏi ngoài cơ thể

Là phương pháp điều trị phổ biến cho hơn 80% ca mắc sỏi tiết niệu hiện nay bởi độ hiệu quả cũng như ít xâm lấn của nó mang lại. 

Chỉ định: áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu với kích thước < hoặc bằng 20mm.

Chống chỉ định: phương pháp này không dùng cho bệnh nhân mắc: 

  • Hẹp đường tiết niệu 
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 
  • Gặp chứng khó đông máu 
  • Đang đeo máy tạo nhịp tim 
  • Người bị sỏi quá cứng 
  • Người bị dị dạng cột sống. 

- Lấy sỏi qua da 

Phương pháp kỹ thuật cao đòi hỏi tay nghề từ bác sĩ do đó hiện nay nó chỉ được áp dụng tại một số cơ sở y tế nhất định. 

Chỉ định: áp dụng cho trường hợp bị sỏi san hô, sỏi bán san hô, bệnh sỏi thận đã chữa khỏi nhưng lại tái phát. 

Chống chỉ định: không phù hợp với bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc người bị rối loạn đông máu. 

VII. Phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả tại nhà 

Để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao và tránh nguy cơ tái phát bệnh, ngay từ bây giờ mỗi người nên rèn luyện thói quen sống và ăn uống lành mạnh: 

  • Uống đủ nước mỗi ngày 
  • Tuyệt đối không nên nhịn tiểu. 
  • Không nằm quá lâu tại một chỗ, chăm chỉ vận động là cách tốt nhất giúp bệnh sớm được cải thiện. 
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung chất kali, giảm natri và hạn chế ăn đạm động vật…. 

Sỏi tiết niệu là bệnh nguy hiểm không chỉ gây nhiều biến chứng phức tạp mà bệnh còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của thận. Vì thế ngay khi thấy cơ thể có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ dấu hiệu của bệnh bạn nên chủ động đi khám sớm để được kiểm tra, tìm nguyên nhân và có biện pháp chữa trị bệnh kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 16/07/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Nha-thuoc-uy-tin-VBH.png
Loading...