Sỏi thận san hô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Sỏi thận san hô một trong loại sỏi thận thường gặp nhất. Nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như viêm thận, bể thận, ứ mủ thận, suy thận…..Vậy sỏi san hô là gì? Bệnh gây triệu chứng nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
I. Sỏi thận san hô là gì?
Sỏi san hô là viên sỏi có hình dạng tương tự san hô. Những nhánh sỏi san hô được tạo thành từ apatit canxi cacbonat hoặc struvite (magie amoni photphat) chủ yếu xuất hiện nhiều tại đài thận hoặc bể thận mà không phải các vị trí quen thuộc tại niệu quản hay bàng quang giống với các loại sỏi khác. Đặc biệt loại sỏi này có thời gian phát triển nhanh chóng, có thể hình thành thành những viên sỏi có kích thước lớn trong khoảng vài tuần đến vài tháng.
Sỏi thận san hô
Ngoài ra, chúng còn được gọi với tên khác là sỏi nhiễm trùng bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên. Một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể kể tới như trực khuẩn Proteus Species, tụ cầu Staphylococcus, tụ cầu Ureaplasma urealyticum…. Đây đều là vi khuẩn có khả năng phân hủy ure thành hydroxy và các ion amoni, khi được kết hợp với PH trong nước tiểu sẽ dần hình thành nên sỏi thận hình san hô.
II. Triệu chứng sỏi thận san hô
Khác với sỏi thận thông thường, sỏi thận san hô rất khó để phát hiện. Hầu hết ca bệnh đều được phát hiện tình cờ thông qua những lần siêu âm thận, siêu âm hệ tiết niệu hoặc chụp X - quang.
Không đặc trưng với những cơn đau bụng quặn thắt ngay cả khi có dấu hiệu của nhiễm trùng. Bệnh không xuất hiện triệu chứng của viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu liên tục mà thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, thay đổi màu sắc của nước tiểu, chán ăn, bỏ bữa, giảm cân. Ngoài ra với những trường hợp bệnh đã gây nhiễm trùng thận có thể sẽ thêm biểu hiện sốt cao, đau lưng hoặc nước tiểu đục.
III. Sỏi san hô có nguy hiểm không?
Từng nhánh sỏi san hô có thể lấp đầy toàn bộ đài thận hoặc bể thận
Không phải bệnh phổ biến tuy nhiên mức độ nguy hiểm của sỏi san hô luôn trong mức cảnh báo. Đặc biệt dấu hiệu bệnh không rõ ràng vì thế rất khó để nhận biết bệnh, đa số ở giai đoạn đầu khi sỏi mới hình thành bệnh nhân sẽ không có bất cứ dấu hiệu đau nào. Do đó, khi phát hiện bệnh cũng là lúc sỏi quá lớn bao phủ gần như toàn bộ bể thận và đài thận.
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn gây nhiều biến chứng phức tạp, nặng nhất có thể gây suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết….. Vậy nên việc phẫu thuật là cách tối ưu nhất để loại bỏ sỏi cũng như phòng ngừa những biến chứng tiền ẩn gây nguy hại tới sức khỏe.
IV. Phương pháp điều trị sỏi san hô
Là sỏi rất cứng, cấu tạo phức tạp và khó điều trị dứt điểm vì thế phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc chỉ là phương pháp tạm thời mang tính chất hỗ trợ cải thiện cơn đau. Việc điều trị bệnh bằng ngoại khoa hoặc can thiệp biện pháp mạnh là điều bắt buộc và cần thiết đối với người bệnh:
- Tán sỏi qua da
Tạo đường hầm nhỏ vào thận rồi đưa ống nội soi vào cơ quan này. Tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng khí nén hoặc tia laser nhằm phá vỡ sỏi thành từng mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài.
- Chỉ định: phương pháp phù hợp với những bệnh nhân bị sỏi thận san hô với kích thước nhỏ hơn 2cm hoặc sỏi bể thận, sỏi đài dưới, sỏi cứng.
- Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian điều trị, ít gây biến chứng, bảo toàn được chức năng thận.
- Tán sỏi nội soi
Thông qua đường tiểu ống nội soi được đưa đến niệu quản vào đài thận. Phương pháp này có thể thực hiện với mọi vị trí, kích thước sỏi.
- Điều trị bằng thuốc
Uống kháng sinh sẽ giúp người bệnh giảm bớt viêm nhiễm do sỏi gây nên
Đa số trường hợp mắc bệnh đều do nhiễm trùng gây nên. Khi này thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
V. Chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị sỏi thận san hô
Thành phần dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chữa bệnh. Để kết quả điều trị như mong muốn người bệnh cần xây dựng chế độ ăn riêng, hạn chế thực phẩm gây kích ứng và tăng cường thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng của thận, cụ thể:
5.1 Sỏi thận san hô nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp có tác động lớn đến tình trạng bệnh. Một số loại trái cây tự nhiên như cam, bưởi, chanh, quýt, táo, lê có chứa hàm lượng citrat lớn mang đến hiệu quả trong việc chống kết tinh chất cặn thành sỏi.
Bên cạnh đó rau cũng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh. Để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa cũng như giảm nguy cơ hình thành sỏi người bệnh nên ưu tiên ăn nhiều bầu, bí, rau cải bắp, súp lơ.
5.2 Sỏi thận san hô kiêng ăn gì?
- Protein từ động vật: ăn nhiều thực phẩm chứa protein sẽ làm tăng bài tiết axit uric, tăng chuyển hóa từ đó khả năng cao gây sỏi san hô.
- Muối ăn: cơ thể dư thừa muối sẽ dẫn đến hiện tượng tích nước gây phù nề cùng với đó hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng sẽ tỷ lệ thuận với kích thước của sỏi. Vì thế, ngay từ bây giờ mỗi người nên tự điều chỉnh lượng muối trong mỗi món ăn hàng ngày, hạn chế ăn dưa muối, cà muối hoặc đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp với hàm lượng natri cao hơn 20%.
- Đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas: đồ uống chứa cồn là kẻ thù số 1 của những bệnh nhân đang điều trị sỏi thận. Tiêu thụ nhiều đồ uống này sẽ làm cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, ảnh hưởng đến chức năng thận, làm giảm khả năng lọc của thận. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ tiết niệu mà còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
- Vitamin C liều cao: có thể bạn chưa biết, vitamin C liều cao là tác nhân gây sỏi hàng đầu. Do đó, thay vì bổ sung vitamin liều cao từ thuốc thì bệnh nhân có thể thay thế bằng vitamin C tự nhiên có trong rau củ quả và chỉ sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Bổ sung vitamin C từ tự nhiên rất tốt cho quá trình điều trị sỏi san hô
Sỏi thận san hô là bệnh tiết niệu càng được điều trị sớm càng có lợi cho sức khỏe người bệnh. Chính vì thế ngay khi phát hiện cơ thể có biểu hiện khác lạ tốt nhất người bệnh nên chủ động đi khám để được kiểm tra và tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp đồng thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
||Tham khảo bài viết khác:
Sỏi thận san hô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Sỏi thận san hô một trong loại sỏi thận thường gặp nhất. Nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như viêm thận, bể thận, ứ mủ thận, suy thận…..Vậy sỏi san hô là gì? Bệnh gây triệu chứng nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
I. Sỏi thận san hô là gì?
Sỏi san hô là viên sỏi có hình dạng tương tự san hô. Những nhánh sỏi san hô được tạo thành từ apatit canxi cacbonat hoặc struvite (magie amoni photphat) chủ yếu xuất hiện nhiều tại đài thận hoặc bể thận mà không phải các vị trí quen thuộc tại niệu quản hay bàng quang giống với các loại sỏi khác. Đặc biệt loại sỏi này có thời gian phát triển nhanh chóng, có thể hình thành thành những viên sỏi có kích thước lớn trong khoảng vài tuần đến vài tháng.
Sỏi thận san hô
Ngoài ra, chúng còn được gọi với tên khác là sỏi nhiễm trùng bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên. Một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể kể tới như trực khuẩn Proteus Species, tụ cầu Staphylococcus, tụ cầu Ureaplasma urealyticum…. Đây đều là vi khuẩn có khả năng phân hủy ure thành hydroxy và các ion amoni, khi được kết hợp với PH trong nước tiểu sẽ dần hình thành nên sỏi thận hình san hô.
II. Triệu chứng sỏi thận san hô
Khác với sỏi thận thông thường, sỏi thận san hô rất khó để phát hiện. Hầu hết ca bệnh đều được phát hiện tình cờ thông qua những lần siêu âm thận, siêu âm hệ tiết niệu hoặc chụp X - quang.
Không đặc trưng với những cơn đau bụng quặn thắt ngay cả khi có dấu hiệu của nhiễm trùng. Bệnh không xuất hiện triệu chứng của viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu liên tục mà thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, thay đổi màu sắc của nước tiểu, chán ăn, bỏ bữa, giảm cân. Ngoài ra với những trường hợp bệnh đã gây nhiễm trùng thận có thể sẽ thêm biểu hiện sốt cao, đau lưng hoặc nước tiểu đục.
III. Sỏi san hô có nguy hiểm không?
Từng nhánh sỏi san hô có thể lấp đầy toàn bộ đài thận hoặc bể thận
Không phải bệnh phổ biến tuy nhiên mức độ nguy hiểm của sỏi san hô luôn trong mức cảnh báo. Đặc biệt dấu hiệu bệnh không rõ ràng vì thế rất khó để nhận biết bệnh, đa số ở giai đoạn đầu khi sỏi mới hình thành bệnh nhân sẽ không có bất cứ dấu hiệu đau nào. Do đó, khi phát hiện bệnh cũng là lúc sỏi quá lớn bao phủ gần như toàn bộ bể thận và đài thận.
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn gây nhiều biến chứng phức tạp, nặng nhất có thể gây suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết….. Vậy nên việc phẫu thuật là cách tối ưu nhất để loại bỏ sỏi cũng như phòng ngừa những biến chứng tiền ẩn gây nguy hại tới sức khỏe.
IV. Phương pháp điều trị sỏi san hô
Là sỏi rất cứng, cấu tạo phức tạp và khó điều trị dứt điểm vì thế phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc chỉ là phương pháp tạm thời mang tính chất hỗ trợ cải thiện cơn đau. Việc điều trị bệnh bằng ngoại khoa hoặc can thiệp biện pháp mạnh là điều bắt buộc và cần thiết đối với người bệnh:
- Tán sỏi qua da
Tạo đường hầm nhỏ vào thận rồi đưa ống nội soi vào cơ quan này. Tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng khí nén hoặc tia laser nhằm phá vỡ sỏi thành từng mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài.
- Chỉ định: phương pháp phù hợp với những bệnh nhân bị sỏi thận san hô với kích thước nhỏ hơn 2cm hoặc sỏi bể thận, sỏi đài dưới, sỏi cứng.
- Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian điều trị, ít gây biến chứng, bảo toàn được chức năng thận.
- Tán sỏi nội soi
Thông qua đường tiểu ống nội soi được đưa đến niệu quản vào đài thận. Phương pháp này có thể thực hiện với mọi vị trí, kích thước sỏi.
- Điều trị bằng thuốc
Uống kháng sinh sẽ giúp người bệnh giảm bớt viêm nhiễm do sỏi gây nên
Đa số trường hợp mắc bệnh đều do nhiễm trùng gây nên. Khi này thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
V. Chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị sỏi thận san hô
Thành phần dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chữa bệnh. Để kết quả điều trị như mong muốn người bệnh cần xây dựng chế độ ăn riêng, hạn chế thực phẩm gây kích ứng và tăng cường thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng của thận, cụ thể:
5.1 Sỏi thận san hô nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp có tác động lớn đến tình trạng bệnh. Một số loại trái cây tự nhiên như cam, bưởi, chanh, quýt, táo, lê có chứa hàm lượng citrat lớn mang đến hiệu quả trong việc chống kết tinh chất cặn thành sỏi.
Bên cạnh đó rau cũng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh. Để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa cũng như giảm nguy cơ hình thành sỏi người bệnh nên ưu tiên ăn nhiều bầu, bí, rau cải bắp, súp lơ.
5.2 Sỏi thận san hô kiêng ăn gì?
- Protein từ động vật: ăn nhiều thực phẩm chứa protein sẽ làm tăng bài tiết axit uric, tăng chuyển hóa từ đó khả năng cao gây sỏi san hô.
- Muối ăn: cơ thể dư thừa muối sẽ dẫn đến hiện tượng tích nước gây phù nề cùng với đó hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng sẽ tỷ lệ thuận với kích thước của sỏi. Vì thế, ngay từ bây giờ mỗi người nên tự điều chỉnh lượng muối trong mỗi món ăn hàng ngày, hạn chế ăn dưa muối, cà muối hoặc đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp với hàm lượng natri cao hơn 20%.
- Đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas: đồ uống chứa cồn là kẻ thù số 1 của những bệnh nhân đang điều trị sỏi thận. Tiêu thụ nhiều đồ uống này sẽ làm cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, ảnh hưởng đến chức năng thận, làm giảm khả năng lọc của thận. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ tiết niệu mà còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
- Vitamin C liều cao: có thể bạn chưa biết, vitamin C liều cao là tác nhân gây sỏi hàng đầu. Do đó, thay vì bổ sung vitamin liều cao từ thuốc thì bệnh nhân có thể thay thế bằng vitamin C tự nhiên có trong rau củ quả và chỉ sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Bổ sung vitamin C từ tự nhiên rất tốt cho quá trình điều trị sỏi san hô
Sỏi thận san hô là bệnh tiết niệu càng được điều trị sớm càng có lợi cho sức khỏe người bệnh. Chính vì thế ngay khi phát hiện cơ thể có biểu hiện khác lạ tốt nhất người bệnh nên chủ động đi khám để được kiểm tra và tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp đồng thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
||Tham khảo bài viết khác: