Tán sỏi tiết niệu - Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn

Thẩm định bởi:

Nguyễn Thị Diệu Linh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược cổ truyền

Sỏi tiết niệu là một trong bệnh thường gặp nhất ở những bệnh nhân gặp vấn đề về đường tiết niệu. Bệnh sẽ được chữa khỏi nếu được phát hiện và chữa kịp thời đặc biệt với phát triển của y học như hiện nay bệnh nhân càng có thêm nhiều lựa chọn khác nhau về phương pháp tán sỏi tiết niệu khác nhau. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả, ít xâm lấn nhất?

I. Tán sỏi đường tiết niệu là gì? 

Tán sỏi qua đường tiết niệu phương pháp ít gây đau, không xâm lấn thường được sử dụng phổ biến để điều trị trong trường hợp sỏi không quá lớn và không thể đi qua đường tiết niệu.

Là phương pháp ít xâm lấn, có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi ra khỏi cơ thể. Đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như thời gian hồi phục nhanh chóng, tỷ lệ khỏi bệnh cao do đó nó đang dần được thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống. 

Tuy nhiên để lựa chọn được phương pháp này bệnh nhân cần được kiểm tra thật kỹ về tình hình sức khỏe, mức độ bệnh, tình trạng bệnh từ đó xem xét xem bệnh có phù hợp để áp dụng kỹ thuật điều trị này hay không. Và sau quá trình tán sỏi người bệnh cần theo dõi thêm, nếu có dấu hiệu bất thường lập tức thông báo đến bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

II. Phương pháp tán sỏi tiết niệu phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp tán sỏi đường tiết niệu khác nhau tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ và sức khỏe của người bệnh. Một trong số phương pháp kỹ thuật cao được áp dụng phổ biến phải kể tới: 

2.1 Tán sỏi ngoài cơ thể 

Là phương pháp tán sỏi bằng sóng xung điện hoặc sử dụng tia laser tác động vào viên sỏi từ phía bên ngoài. Bác sĩ sẽ điều chỉnh sóng xung kích tác động trực tiếp vào vị trí có sỏi trong đường tiết niệu. Dưới áp lực cao từ sóng xung kích sỏi sẽ vỡ thành từng mảnh nhỏ và cuối cùng sẽ được tống ra ngoài theo đường nước tiểu.

tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thểTán sỏi ngoài cơ thể chỉ áp dụng với trường hợp sỏi nhỏ hơn 15mm 

Chỉ định: thực hiện trong những trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản nằm gần cách ⅓ phía trên của bể thận với kích thước nhỏ hơn 1cm. 

- Ưu điểm: 

  • Thời gian bình phục sau tán sỏi nhanh, hiệu quả tối ưu lên tới 80% 
  • Không cần phẫu thuật, không gây đau đớn. 
  • Hạn chế tình trạng viêm nhiễm sau thời gian điều trị. 

- Nhược điểm: 

  • Không mang lại hiệu quả đối với trường hợp sỏi rắn như sỏi canxi oxalat, sỏi cystin.
  • Có thể tái phát bệnh với tỷ lệ ca tái phát sau điều trị khoảng 27%.

2.2 Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser 

Ống nội soi mềm được sử dụng đưa lên niệu quản, thận, bể thận thông qua đường dẫn nước tiểu, cuối cùng sỏi vụn sẽ được tán vụn dưới tác động trực tiếp từ tia laser. 

- Chỉ định: áp dụng cho ca bệnh có kích thước sỏi > 2,5cm 

- Ưu điểm:

  • Đảm bảo chức năng thận 
  • Không gây sẹo, ít đau 
  • Thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng. 

- Nhược điểm: không thực hiện đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu hoặc hẹp niệu quản.

2.3 Tán sỏi qua da thông qua đường hầm nhỏ bằng laser 

Là phương pháp được đánh giá cao về độ hiệu quả và tối ưu so với phương pháp trên đặc biệt là với trường hợp sỏi có kích thước lớn. Để thực hiện tán sỏi qua da bác sĩ sẽ tạo đường rạch nhỏ trên da từ đó tạo đường hầm rồi đưa đó ống nội soi nhằm tiếp cận với viên sỏi. Cuối cùng sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn nhỏ và bơm, hút ra bên ngoài bằng cách sử dụng tia laser.

Phương pháp tán sỏi tiết niệuTán sỏi tiết niệu bằng laser

- Ưu điểm:

  • Khả năng sạch sỏi lên tới 99% 
  • Thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống 
  • Tính thẩm mỹ cao 
  • Hạn chế tổn thương, ít xâm lấn, ít gây chảy máu, hầu như không để lại biến chứng, thời gian hồi phục sau tán sỏi nhanh. 

- Nhược điểm:

  • Là phương pháp tán sỏi đem đến hiệu quả cao nhưng yêu cầu tay nghề bác sĩ cao, yêu cầu thiết bị y tế hiện đại vì thế chi phí tán sỏi tiết niệu này có phần cao hơn các biện pháp chữa trị khác. 
  • Chỉ thực hiện đối với ca bệnh có kích thước sỏi nhỏ hơn 15mm và vị trí sỏi ở ⅓ phía trên niệu đạo. 
  • Dễ gây nhiễm trùng sau mổ nếu bệnh nhân không làm theo hướng dẫn của bác sĩ. 

2.4 Tán sỏi nội soi ngược dòng

Tán sỏi ngược dòng bác sĩ sẽ đưa ống nội soi tiếp cận viên sỏi thông qua niệu đạo. Khi này ống thông JJ sẽ được sử dụng nhằm giúp quá trình lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang dễ dàng hơn. Khi đã xác định được vị trí sỏi, sóng siêu âm hoặc tia laser sẽ sử dụng nhằm tán sỏi thành nhiều mảnh vụn và hút ra bên ngoài.

tán sỏi tiết niệu ngược dòngTán sỏi ngược dòng giúp xử lý sỏi triệt để, ít gây đau và không để lại sẹo

- Chỉ định: 

  • Chỉ được chỉ định cho trường hợp sỏi thận có kích thước không lớn quá 2cm, sỏi niệu quản <1,5cm hoặc trong các trường hợp bệnh nhân bị sỏi bàng quang nhưng viên sỏi không thể thoát ra bên ngoài bằng đường nước tiểu. 
  • Với trường hợp sỏi lớn hơn bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ nguy hiểm của sỏi cũng như nguy cơ trước và sau khi tán sỏi để đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

- Ưu điểm: 

  • Tỉ lệ thành công cao lên tới 100%
  • Có thể tán hết sỏi ngay trong lần đầu tiên thực hiện. 
  • Ít xâm lấn, ít gây chảy máu 
  • Đảm bảo chức năng của thận sau khi quá trình chữa trị kết thúc. 
  • Thời gian phục hồi nhanh
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo, ít gây đau đớn. 

- Nhược điểm: 

  • Phương pháp không sử dụng đối với bệnh nhân bị hẹp niệu quản hoặc bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. 
  • Quá trình tán sỏi bệnh nhân có thể đối diện với một vài rủi ro như thủng niệu quản, đốt laser nhầm vị trí.

III. Rủi ro có thể gặp phải trong quá trình tán sỏi tiết niệu 

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng có rủi ro riêng, đối với phương pháp tán sỏi cũng vậy. Sau điều trị bệnh nhân có thể gặp một vài biến chứng như: 

  • Tiểu ra máu: tiểu ra máu là tình trạng phổ biến nhất, người bệnh có thể tự quan sát được hiện tượng này thông qua việc thay đổi màu sắc nước tiểu. Tuy nhiên tiểu ra máu chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày và nhanh chóng biến mất sau đó. Nhưng người bệnh vẫn cần theo dõi thêm bởi nếu kéo dài hơn thời gian này rất có thể người bệnh vẫn còn sỏi hoặc đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: sốt cao, rét, ớn lạnh là biểu hiện rõ nhất của bệnh nhân khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện rất có thể là do thời gian tán sỏi kéo dài quá lâu hoặc do vi khuẩn phát triển từ các mảnh sỏi bị vỡ khi gặp môi trường nước tiểu chúng càng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi và gây nhiễm trùng. 
  • Đau lưng: đau thắt lưng là di chứng rõ nhất trong suốt quá trình tán sỏi bởi sự tác động của các loại sóng âm trong khi thực hiện liệu trình. Tuy nhiên, những cơn đau này xuất hiện nhanh chóng nhưng cũng nhanh chóng biến mất và không kéo dài liên tục. 

Ngược lại với những nhược điểm trên, quá trình tán sỏi cũng để lại nhiều ưu điểm có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân: 

  • Ít xâm lấn, ít gây đau, hiệu quả cao, thời gian hồi phục nhanh chóng. 
  • Quy trình thực hiện an toàn, đơn giản, hạn chế rủi ro, thời gian bình phục nhanh chóng lại tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp điều trị khác. 
  • Không biến chứng, không để lại sẹo. 
  • Ít gây ảnh hưởng đến chức năng của thận hơn so với phương pháp tới 30%. 

IV. Lưu ý sau khi áp dụng phương pháp tán sỏi đường tiết niệu

Sau khi can thiệp các phương pháp chữa trị người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng cũng như hạn chế tối đa những tổn thương làm ảnh hưởng tới vết thương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh sớm được cải thiện:

  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi bệnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Trong thời gian đầu khi mới tán sỏi người bệnh tránh ăn các loại thực phẩm sau: thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chứa nhiều muối, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng, rượu bia, đồ uống chứa cồn, caffeine, hải sản…. Thay vào đó bệnh nhân có thể tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ, trái cây, thực phẩm giàu vitamin.

phương pháp tán sỏi đường tiết niệuBổ sung rau củ quả, chất xơ từ tự nhiên sẽ tốt cho quá trình điều trị và phục hồi bệnh

Có thể thấy từng phương pháp tán sỏi tiết niệu đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất người bệnh nên đi khám, kiểm tra để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, sau quá trình phẫu thuật nếu thấy dấu hiệu bất thường như tiểu khó, tiểu kèm máu, đau buốt, sốt, ớn lạnh... người bệnh nên chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 16/07/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Nha-thuoc-uy-tin-VBH.png

Tán sỏi tiết niệu - Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn

Thẩm định bởi:

Nguyễn Thị Diệu Linh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược cổ truyền

Sỏi tiết niệu là một trong bệnh thường gặp nhất ở những bệnh nhân gặp vấn đề về đường tiết niệu. Bệnh sẽ được chữa khỏi nếu được phát hiện và chữa kịp thời đặc biệt với phát triển của y học như hiện nay bệnh nhân càng có thêm nhiều lựa chọn khác nhau về phương pháp tán sỏi tiết niệu khác nhau. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả, ít xâm lấn nhất?

I. Tán sỏi đường tiết niệu là gì? 

Tán sỏi qua đường tiết niệu phương pháp ít gây đau, không xâm lấn thường được sử dụng phổ biến để điều trị trong trường hợp sỏi không quá lớn và không thể đi qua đường tiết niệu.

Là phương pháp ít xâm lấn, có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi ra khỏi cơ thể. Đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như thời gian hồi phục nhanh chóng, tỷ lệ khỏi bệnh cao do đó nó đang dần được thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống. 

Tuy nhiên để lựa chọn được phương pháp này bệnh nhân cần được kiểm tra thật kỹ về tình hình sức khỏe, mức độ bệnh, tình trạng bệnh từ đó xem xét xem bệnh có phù hợp để áp dụng kỹ thuật điều trị này hay không. Và sau quá trình tán sỏi người bệnh cần theo dõi thêm, nếu có dấu hiệu bất thường lập tức thông báo đến bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

II. Phương pháp tán sỏi tiết niệu phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp tán sỏi đường tiết niệu khác nhau tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ và sức khỏe của người bệnh. Một trong số phương pháp kỹ thuật cao được áp dụng phổ biến phải kể tới: 

2.1 Tán sỏi ngoài cơ thể 

Là phương pháp tán sỏi bằng sóng xung điện hoặc sử dụng tia laser tác động vào viên sỏi từ phía bên ngoài. Bác sĩ sẽ điều chỉnh sóng xung kích tác động trực tiếp vào vị trí có sỏi trong đường tiết niệu. Dưới áp lực cao từ sóng xung kích sỏi sẽ vỡ thành từng mảnh nhỏ và cuối cùng sẽ được tống ra ngoài theo đường nước tiểu.

tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thểTán sỏi ngoài cơ thể chỉ áp dụng với trường hợp sỏi nhỏ hơn 15mm 

Chỉ định: thực hiện trong những trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản nằm gần cách ⅓ phía trên của bể thận với kích thước nhỏ hơn 1cm. 

- Ưu điểm: 

  • Thời gian bình phục sau tán sỏi nhanh, hiệu quả tối ưu lên tới 80% 
  • Không cần phẫu thuật, không gây đau đớn. 
  • Hạn chế tình trạng viêm nhiễm sau thời gian điều trị. 

- Nhược điểm: 

  • Không mang lại hiệu quả đối với trường hợp sỏi rắn như sỏi canxi oxalat, sỏi cystin.
  • Có thể tái phát bệnh với tỷ lệ ca tái phát sau điều trị khoảng 27%.

2.2 Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser 

Ống nội soi mềm được sử dụng đưa lên niệu quản, thận, bể thận thông qua đường dẫn nước tiểu, cuối cùng sỏi vụn sẽ được tán vụn dưới tác động trực tiếp từ tia laser. 

- Chỉ định: áp dụng cho ca bệnh có kích thước sỏi > 2,5cm 

- Ưu điểm:

  • Đảm bảo chức năng thận 
  • Không gây sẹo, ít đau 
  • Thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng. 

- Nhược điểm: không thực hiện đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu hoặc hẹp niệu quản.

2.3 Tán sỏi qua da thông qua đường hầm nhỏ bằng laser 

Là phương pháp được đánh giá cao về độ hiệu quả và tối ưu so với phương pháp trên đặc biệt là với trường hợp sỏi có kích thước lớn. Để thực hiện tán sỏi qua da bác sĩ sẽ tạo đường rạch nhỏ trên da từ đó tạo đường hầm rồi đưa đó ống nội soi nhằm tiếp cận với viên sỏi. Cuối cùng sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn nhỏ và bơm, hút ra bên ngoài bằng cách sử dụng tia laser.

Phương pháp tán sỏi tiết niệuTán sỏi tiết niệu bằng laser

- Ưu điểm:

  • Khả năng sạch sỏi lên tới 99% 
  • Thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống 
  • Tính thẩm mỹ cao 
  • Hạn chế tổn thương, ít xâm lấn, ít gây chảy máu, hầu như không để lại biến chứng, thời gian hồi phục sau tán sỏi nhanh. 

- Nhược điểm:

  • Là phương pháp tán sỏi đem đến hiệu quả cao nhưng yêu cầu tay nghề bác sĩ cao, yêu cầu thiết bị y tế hiện đại vì thế chi phí tán sỏi tiết niệu này có phần cao hơn các biện pháp chữa trị khác. 
  • Chỉ thực hiện đối với ca bệnh có kích thước sỏi nhỏ hơn 15mm và vị trí sỏi ở ⅓ phía trên niệu đạo. 
  • Dễ gây nhiễm trùng sau mổ nếu bệnh nhân không làm theo hướng dẫn của bác sĩ. 

2.4 Tán sỏi nội soi ngược dòng

Tán sỏi ngược dòng bác sĩ sẽ đưa ống nội soi tiếp cận viên sỏi thông qua niệu đạo. Khi này ống thông JJ sẽ được sử dụng nhằm giúp quá trình lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang dễ dàng hơn. Khi đã xác định được vị trí sỏi, sóng siêu âm hoặc tia laser sẽ sử dụng nhằm tán sỏi thành nhiều mảnh vụn và hút ra bên ngoài.

tán sỏi tiết niệu ngược dòngTán sỏi ngược dòng giúp xử lý sỏi triệt để, ít gây đau và không để lại sẹo

- Chỉ định: 

  • Chỉ được chỉ định cho trường hợp sỏi thận có kích thước không lớn quá 2cm, sỏi niệu quản <1,5cm hoặc trong các trường hợp bệnh nhân bị sỏi bàng quang nhưng viên sỏi không thể thoát ra bên ngoài bằng đường nước tiểu. 
  • Với trường hợp sỏi lớn hơn bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ nguy hiểm của sỏi cũng như nguy cơ trước và sau khi tán sỏi để đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

- Ưu điểm: 

  • Tỉ lệ thành công cao lên tới 100%
  • Có thể tán hết sỏi ngay trong lần đầu tiên thực hiện. 
  • Ít xâm lấn, ít gây chảy máu 
  • Đảm bảo chức năng của thận sau khi quá trình chữa trị kết thúc. 
  • Thời gian phục hồi nhanh
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo, ít gây đau đớn. 

- Nhược điểm: 

  • Phương pháp không sử dụng đối với bệnh nhân bị hẹp niệu quản hoặc bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. 
  • Quá trình tán sỏi bệnh nhân có thể đối diện với một vài rủi ro như thủng niệu quản, đốt laser nhầm vị trí.

III. Rủi ro có thể gặp phải trong quá trình tán sỏi tiết niệu 

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng có rủi ro riêng, đối với phương pháp tán sỏi cũng vậy. Sau điều trị bệnh nhân có thể gặp một vài biến chứng như: 

  • Tiểu ra máu: tiểu ra máu là tình trạng phổ biến nhất, người bệnh có thể tự quan sát được hiện tượng này thông qua việc thay đổi màu sắc nước tiểu. Tuy nhiên tiểu ra máu chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày và nhanh chóng biến mất sau đó. Nhưng người bệnh vẫn cần theo dõi thêm bởi nếu kéo dài hơn thời gian này rất có thể người bệnh vẫn còn sỏi hoặc đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: sốt cao, rét, ớn lạnh là biểu hiện rõ nhất của bệnh nhân khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện rất có thể là do thời gian tán sỏi kéo dài quá lâu hoặc do vi khuẩn phát triển từ các mảnh sỏi bị vỡ khi gặp môi trường nước tiểu chúng càng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi và gây nhiễm trùng. 
  • Đau lưng: đau thắt lưng là di chứng rõ nhất trong suốt quá trình tán sỏi bởi sự tác động của các loại sóng âm trong khi thực hiện liệu trình. Tuy nhiên, những cơn đau này xuất hiện nhanh chóng nhưng cũng nhanh chóng biến mất và không kéo dài liên tục. 

Ngược lại với những nhược điểm trên, quá trình tán sỏi cũng để lại nhiều ưu điểm có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân: 

  • Ít xâm lấn, ít gây đau, hiệu quả cao, thời gian hồi phục nhanh chóng. 
  • Quy trình thực hiện an toàn, đơn giản, hạn chế rủi ro, thời gian bình phục nhanh chóng lại tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp điều trị khác. 
  • Không biến chứng, không để lại sẹo. 
  • Ít gây ảnh hưởng đến chức năng của thận hơn so với phương pháp tới 30%. 

IV. Lưu ý sau khi áp dụng phương pháp tán sỏi đường tiết niệu

Sau khi can thiệp các phương pháp chữa trị người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng cũng như hạn chế tối đa những tổn thương làm ảnh hưởng tới vết thương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh sớm được cải thiện:

  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi bệnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Trong thời gian đầu khi mới tán sỏi người bệnh tránh ăn các loại thực phẩm sau: thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chứa nhiều muối, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng, rượu bia, đồ uống chứa cồn, caffeine, hải sản…. Thay vào đó bệnh nhân có thể tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ, trái cây, thực phẩm giàu vitamin.

phương pháp tán sỏi đường tiết niệuBổ sung rau củ quả, chất xơ từ tự nhiên sẽ tốt cho quá trình điều trị và phục hồi bệnh

Có thể thấy từng phương pháp tán sỏi tiết niệu đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất người bệnh nên đi khám, kiểm tra để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, sau quá trình phẫu thuật nếu thấy dấu hiệu bất thường như tiểu khó, tiểu kèm máu, đau buốt, sốt, ớn lạnh... người bệnh nên chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 16/07/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Nha-thuoc-uy-tin-VBH.png
Loading...