Dược liệu trị sỏi

Cây rau dừa nước - “Cây rau lợn” chữa sỏi tiết niệu

Cây rau dừa nước là một loại cây rất gần gũi ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Ở một số địa phương quen gọi là cây rau lợn do loài cây này có thể được dùng để cho lợn ăn thay thế cho bèo và thân chuối. Tuy vậy, dược liệu này còn là một vị thuốc “không phải dạng vừa đâu" trong Đông y để điều trị các bệnh về sỏi. I. Cây rau dừa nước là cây gì? Cây rau dừa nước có tên khoa học là (Ludwigia adscendens L) còn được biết đến với tên gọi "cây thủy long" hay "du long thái", đây là một loại cây phổ biến, đặc biệt là ở những vùng đồng bằng có nước ngập nhiều. Điển hình, cây thường mọc dày đặc ở bờ kênh, bờ mương, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Hình ảnh cây rau dừa nước Mùa hè, cây rau dừa nước phát triển mạnh mẽ trên mặt nước nhờ vào những phao nổi hình trứng màu trắng bên trong thân. Tuy nhiên, khi mùa đông đến và nước khô cạn, phần phao nổi màu trắng này bị tiêu biến và cây thường mọc bò ở các bờ mương. Các bộ phận của cây rau dừa nước bao gồm lá, thân, rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Do đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển, loài thực vật này có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái ngắn phơi khô rồi bảo quản để dùng làm thuốc. II. Công dụng cây rau dừa nước Theo các sách Đông y, cây rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc, chữa các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả.  Theo một nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia về dược liệu tại Manipur, Ấn Độ vào 01/4/2016 về vai trò ức chế kết tinh sỏi tiết niệu, nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích định tính và định lượng bằng kỹ thuật phát xạ tia X cảm ứng proton và kỹ thuật phát xạ tia gamma cảm ứng proton trên năm loại thảo dược có tác dụng giảm sỏi tiết niệu.  Năm loại thảo dược bao gồm Coix lacryma jobi (Ý dĩ), Jussiaea repens (Rau dừa nước), Helianthus annus (Hoa hướng dương), Lycopodium cernuum (Thông đất), Rubus nivens (thuộc họ Mâm xôi) kết quả phân tích cho ra bảng sau: Bảng nồng độ nguyên tố (ppm) của 5 loại thảo dược, trong đó có cây rau dừa nước. Dựa trên bảng thống kê chiết xuất dược liệu, hàm lượng tương đối cao các nguyên tố như Na, K, Mg, Ca có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi tiết niệu trong cây rau dừa nước: K (18795 ppm) Chế độ ăn giàu kali có liên quan đến việc giảm nguy cơ sỏi tiết niệu vì muối kali tự nhiên trong thực vật giúp trung hòa độ axit trong dòng máu. Điều này ngăn chặn sự tách canxi khỏi liên kết đệm axit, từ đó làm giảm canxi trong nước tiểu, ngăn chặn sự lắng đọng của nó dưới dạng sỏi. Ca (1741 ppm) chế độ ăn ít canxi có liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu cao hơn. Vì khi lượng canxi hấp thụ giảm, lượng oxalate có sẵn để hấp thụ vào máu sẽ tăng lên, oxalate này được thận bài tiết với lượng lớn hơn qua nước tiểu. Trong nước tiểu, oxalat là chất thúc đẩy kết tủa canxi oxalat rất mạnh - mạnh hơn canxi khoảng 15 lần. Mg (4120 ppm) được coi là một trong những chất ức chế quan trọng nhất của sự hình thành sỏi trong đường tiết niệu. Thiếu Mg trong chế độ ăn uống gây ra sự hình thành sỏi tiết niệu và hàm lượng nguyên tố này cao trong nước tiểu làm giảm nồng độ oxalat có sẵn gây kết tủa canxi oxalat.  Theo một nghiên cứu tại trường đại học Khulna tại Bangladesh ngày 17/6/2005, kết quả thí nghiệm trên chuột trắng Thuỵ Sĩ được nuôi trong điều kiện lý tưởng cho thấy dịch chiết etanolic của lá cây rau dừa nước ở liều 250 mg/kg và 500mg/kg có tác dụng ức chế đáng kể phản xạ đau lần lượt là 50,77% và 46,92% trong khi thuốc chuẩn Diclofenac Na ức chế được 41,53% ở liều 25 mg/kg thể trọng.  Nghiên cứu so sánh % ức chế đau giữa thuốc chuẩn và chiết xuất lá etanol Điều đó chứng tỏ tác dụng giảm đau của dịch chiết lá cây rau dừa nước có tác dụng giảm đau hiệu quả hơn thuốc giảm đau Diclofenac Na. Mặt khác, việc sử dụng thuốc giảm đau Diclofenac thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Cây rau dừa nước có tác dụng giảm đau, kháng viêm Tác dụng phụ thường gặp nhất của diclofenac là chảy máu vùng đặt thuốc như hậu môn, có thể gây cảm giác khó chịu ở khu vực đặt thuốc. Một số trường hợp có thể xảy ra kích ứng bao gồm phát ban, ngứa hoặc viêm da. Ở phụ nữ, tác dụng phụ của Diclofenac điển hình là các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc viêm vùng chậu. Một số các tác dụng phụ khác liên quan đến bệnh viêm gan, tăng áp lực máu và gây suy giảm chức năng thận. Đặc biệt, Diclofenac gây kích ứng dạ dày dẫn đến đau, nặng hơn là chảy máu, gây kém hấp thu thuốc, tiêu chảy hoặc buồn nôn. III. Cây rau dừa nước chữa được bệnh gì? Các bộ phận của cây rau dừa nước có thể sử dụng triệt để cho việc chế biến các món ăn hoặc làm thuốc như thân, rễ, lá. Các hoạt chất như flavon, sắt, canxi, vitamin C, muối Natri, Kali, chất xơ đều được tìm thấy trong thân, rễ, lá của loại thực vật này. Tác dụng của cây rau dừa nước rất đa dạng có thể kể đến như: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu tiện: Do có tính mát, thanh nhiệt nên loài cây này điều trị các triệu chứng liên quan đến tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu. Khi kết hợp dược liệu này với một số loại cây khác có tác dụng điều trị sỏi hiệu quả.  Kháng viêm, đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh: Cây rau dừa nước có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Ngoài ra loài cây này có tác dụng kháng viêm rất tốt nên được sử dụng điều trị viêm.    Do có nhiều tác dụng trong việc điều trị một số bệnh lý thường gặp nên cây rau dừa nước được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. IV. Cây rau dừa nước có ăn được không? Cây rau dừa nước có thể chế biến được rất nhiều món ăn vừa bổ dưỡng, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe.  Loại cây này trở thành đặc sản được săn lùng tại các thành phố lớn vì chúng có thể dùng nhúng lẩu,  nấu cùng thịt lợn băm nhỏ làm canh hoặc xào chung với thịt bò ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Có thể sử dụng rau dừa nước xào chung với các loại rau khác cũng trở thành một món xào lạ miệng cho cả gia đình.   Rau dừa nước có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn Do có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên loại cây này có cách chế biến và kết hợp nguyên liệu đa dạng để chữa các bệnh lý như:  Chữa sỏi tiết niệu: Sử dụng nước sắc từ rau dừa nước và rau ngò om có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. Uống đều đặn ngày 3 lần liên tục duy trì sẽ cải thiện được kích thước. Chữa tiểu ra máu và tiểu rắt: Dùng 200g rau dừa nước sắc lên, uống vài lần trong ngày có thể giúp giảm triệu chứng tiểu buốt rắt và tiểu ra máu. Ứng dụng hoạt chất trong cây rau dừa nước vào điều trị sỏi tiết niệu, sản phẩm Vương Bảo Hoàn có chứa Cao dừa nước làm giảm nồng độ các ion có trong nước tiểu, từ đó giảm sự tăng kích thước sỏi. Bên cạnh đó, kết hợp Kim tiền thảo chứa rất nhiều soyasaponin giúp ức chế sự hình thành sỏi Ca oxalate ở thận, đồng thời còn giúp tăng bài tiết sỏi, Cao chiết quả chuối hột ức chế sỏi tiết niệu làm tăng nồng độ magie, giảm nồng độ calci, phospho (giảm nguy cơ hình thành sỏi). Sỏi thận, sỏi niệu chớ lo - Vương Bảo Hoàn đó uống luôn khoẻ người Ngoài 3 thành phần kể trên, Vương Bảo Hoàn còn có thêm Cao Râu mèo, Cao Biển súc đều là những dược liệu đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải các lắng cặn ở đường tiểu và giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Tóm lại, cây rau dừa nước không chỉ có hương vị thơm ngon, thanh mát mà còn có thể được ứng dụng trong khoa học để làm thuốc. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích về loại thảo dược này và cách kết hợp nó vào chế độ ăn hàng ngày để mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.  

Cây biển súc: Khoa học ứng dụng đặc sản miền tây vào chữa bệnh sỏi thận

Cây biển súc hay dân gian còn gọi là cây rau đắng có rất nhiều công dụng nên được sử dụng phổ biến trong đời sống như làm thực phẩm hoặc dùng để chữa bệnh. Đặc biệt, loại cây này thường xuyên được dùng để điều trị sỏi thận. Cùng tìm hiểu xem cây biển súc có tác dụng tốt với bệnh nhân sỏi thận như thế nào nhé! I. Cây biển súc là cây gì? Cây biển súc (cây rau đắng) có tên khoa học là Polygonum aviculare L thuộc họ Polygonaceae (Rau răm). Đây là loại cây cỏ nhỏ, thường mọc bò trên mặt đất, thân cây có màu tím đỏ mọc cao khoảng 10-30cm. Cây biển súc - Loại thực phẩm quen thuộc dùng làm thuốc Lá nhỏ, có bẹ chìa và mọc so le. Phiến lá rộng 0.4cm, chiều dài lá từ 1,5-2cm. Hoa của cây biển súc có màu hồng tím hoặc màu trắng, có 3-4 hoa mọc kề cạnh lá, hoa nở suốt mùa hè. Quả có 3 cạnh chứa 1 hạt đậu đen. Ở Việt Nam, loại cây này phân bố ở nhiều nơi từ đồng bằng đến trung du. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng và mọc thành từng đám ở đồng ruộng trồng hoa màu, nương rẫy, ven sông. Vòng đời của cây thường kéo dài khoảng 4 - 6 tháng tùy từng nơi mọc. II. Cây biển súc chứa hoạt chất điều trị sỏi thận Theo y học cổ truyền phương Đông, cây biển súc có vị đắng, tính bình, quy vào bàng quang. Công năng của cây biển súc là lợi tiểu, chữa đái buốt, sỏi thận, chống viêm. Trong y học cổ truyền của Iran, loại cây này được coi là rất hữu ích  trong việc cải thiện các vấn đề về tiết niệu, loại bỏ sỏi thận, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng thận, bàng quang và đường tiết niệu. Cây biển súc có chứa alkaloid, tannin, saponin, một lượng lớn các hợp chất phenolic và flavonoid có đặc tính tốt cho người bị sỏi thận. Do đó có thể chỉ ra một số tác dụng nổi bật của cây biển súc như sau: Cây biển súc chứa hoạt chất tốt cho bệnh sỏi thận Tính kháng khuẩn: Vi khuẩn được coi là hạt nhân gây ra sỏi thận do xác vi khuẩn là những “cốt" để các muối calci, phospho và magie bám vào, bồi đầy dần để tạo thành những viên sỏi gây tổn thương biểu mô ống thận  dẫn đến tổn thương mô và hình thành sỏi thận. Tác dụng của cây biển súc trong việc chữa sỏi thận là do có chứa hoạt chất Panicudine có đặc tính kháng khuẩn. Các hợp chất phenolic và flavonoid có đặc tính chống oxy hóa. Tinh thể canxi oxalate có thể làm tổn thương các tế bào biểu mô thận, khiến tế bào tiết ra các chất như gốc tự do. Những chất này có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi bằng cách tạo ra sự tạo mầm và kết tụ tinh thể. Việc sử dụng chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn quá trình tạo mầm và hình thành tinh thể.  Saponin có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ và chống lại các tổn thương do oxy hóa và xơ hóa kẽ thận. Saponin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Theo nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu các bệnh không lây nhiễm - Đại học Khoa học Y tế Jahrom - Iran năm 2018, kết quả chỉ ra rằng chiết xuất nước của Polygonum Aviculare L (cây biển súc) ở nồng độ 100 và 400 mg/kg làm giảm đáng kể sự tích tụ Canxi Oxalat và tổn thương mô thận ở nhóm điều trị và phòng ngừa. III. Bài thuốc Đông y chữa sỏi thận từ cây biển súc    Cây biển súc có chứa các hoạt chất điển hình như Panicudine, saponin, các chất phenolic và flavonoid có tác dụng tốt trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu nói chung, đặc biệt là sỏi thận. Sau đây là một số bài thuốc cổ phương đơn giản có thể tự chế biến tại nhà để giảm sỏi thận: - Bài 1: Độc vị cây biển súc Nguyên liệu: cây biển súc 12g. Cách thực hiện: cây biển súc hoặc sấy khô, đem sắc thành nước uống.  - Bài 2: Đơn thuốc phối hợp nhiều vị thảo dược Nguyên liệu: Biển súc khô 12g, Hoạt thạch 10g. Cách thực hiện: Sắc kết hợp hai vị dược liệu trên với 3 chén nước (bát ăn cơm) đến khi nào lượng nước chỉ còn ⅓. Sau đó chia thành 3 lần uống trong theo ngày.  IV. Ứng dụng khoa học của cây biển súc vào điều trị sỏi thận Mặc dù việc sử dụng cây biển súc để điều trị các bệnh về sỏi thận tại nhà rất đơn giản và dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả điều trị chưa cao do có nhiều bất tiện như: Sắc thuốc cần sự tỉ mỉ, công đoạn chuẩn bị phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu suất chiết hoạt chất chưa cao.  Thuốc sắc phải dùng ngay khi còn ấm để thuốc phát huy tác dụng tốt. Nếu để nguội rồi mới uống hoặc bảo quản trong tủ lạnh thì thuốc giảm tác dụng. Thuốc sắc bảo quản khó, rất dễ bị mốc nếu bảo quản không đúng.  Việc tự sắc thuốc có thể lẫn cả tạp chất. Gan và thận phải tăng cường hoạt động để loại bỏ những chất này mà không có tác dụng điều trị. Theo tờ Nội tiết học và Bệnh sỏi năm 2018, nghiên cứu tác dụng của dịch chiết cây biển súc đối với sự lắng đọng canxi oxalate và những thay đổi trong ống kẽ thận của đối tượng nghiên cứu cho ra bảng so sánh sau: Ảnh hưởng của chiết xuất cây biển súc với sự lắng đọng tinh thể CaOx và tổn thương ống kẽ thận. Quan sát số liệu được thống kê trên bảng, ta thấy rằng lượng tinh thể lắng đọng và tổn thương ống kẽ thận của nhóm được phòng ngừa và điều trị bằng chiết xuất biển súc với hàm lượng lần lượt là 100mg/kg và 400mg/kg đều giảm so với nhóm không nhận được bất cứ điều trị nào trong thời gian nghiên cứu.  Ảnh chụp vi mô thận (mũi tên trắng chỉ sỏi ống) Hình ảnh phản ánh hiệu quả của nhóm điều trị (o đến r) : lắng đọng tinh thể CaOx và tổn thương ống thận kẽ khác biệt đáng kể so với kết quả của nhóm không được điều trị (a đến b). Hơn nữa, cặn CaOx và tổn thương ống kẽ thận khác nhau đáng kể so với nhóm được cho uống 1% ethylene glycol, 0,25% amoni clorua (c đến f) và nhóm giả dược (g đến j). Bên cạnh đó, trích dẫn theo nghiên cứu được đăng trên Thư viện y học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2009: “Phân tích quang phổ cấu trúc được thực hiện trên các hoạt chất trong dịch chiết cloroform của cây biển súc đã dẫn đến việc xác định Panicudine (6-hydroxy-11-deoxy-13 dehydrohetisane).  Trong số bốn dung môi được sử dụng để chiết xuất, chiết xuất chloroform cho thấy hoạt tính cao nhất chống lại các sinh vật được thử nghiệm, tiếp theo là chiết xuất nước, chiết xuất ethanol và chiết xuất axeton.  Cụ thể là Panicudine có độ hoà tan cao nhất trong cloroform do đó cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tương đối cao nhất. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của Panicudine đối với tất cả các vi khuẩn Gram âm, Gram dương và nấm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn rất tốt đối với tất cả các vi khuẩn được thử nghiệm”. Bảng hoạt tính kháng khuẩn của Polygonum aviculare  Dựa vào bảng trên, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất cây biển súc trong cloroform là mạnh nhất. Đây là nguyên nhân chính khiến cho việc dùng cây biển súc dạng tươi bằng các phương pháp điều trị truyền thống khó mang lại kết quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân là vì thành phần Panicudine trong cây biển súc khi sắc với nước không phát huy tác dụng tốt nhất.  Hiểu được những bất lợi của các phương pháp điều trị cổ điển, công ty dược phẩm Thái Minh đã cho đời sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận Vương Bảo Hoàn với chiết xuất từ cây biển súc với những ưu điểm vượt trội như: Chiết xuất cây biển súc với hàm lượng cao, tinh khiết, được chiết kiệt từ phần thân của cây dược liệu (có nồng độ cao nhất) với công nghệ cao thực hiện trong nhà máy đạt chuẩn GMP.  Cao biển súc kết hợp với các loại cao dược liệu khác như kim tiền thảo, râu mèo, chuối hột tăng khả năng đào thải cặn trong đường tiết niệu, từ đó giảm nguy cơ sỏi thận. Dạng thuốc viên tiện lợi, có thể dễ dàng mang theo.  Dạng thuốc dễ bảo quản. Toàn bộ hoạt chất đã được cô đặc trong viên, hàm lượng trong 1 viên đã tương đương với 2-3 bát thuốc sắc. Sản phẩm Vương Bảo Hoàn là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý trong việc điều trị sỏi thận như Kim tiền thảo, Râu mèo, Chuối hột, Rau dừa nước và cây Biển súc. Vương Bảo Hoàn giúp ức chế sự hình thành sỏi Canxi oxalate, tăng đào thải các lắng cặn ở đường tiểu hiệu quả từ đó làm giảm các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu máu. Sỏi niệu, sỏi thận chớ lo. Vương Bảo Hoàn đó, uống luôn khoẻ người! Cách dùng Vương Bảo Hoàn để hiệu quả tốt: Đối với các trường hợp sỏi trơn, kích thước nhỏ <7mm, người bệnh nên dùng liều tấn công ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Uống nhiều nước và tránh vận động quá mạnh, gây mất nước nhiều. Đối với các trường hợp sỏi lớn > 7mm, hoặc có viêm nhiễm đường tiết niệu cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị uống thêm Vương Bảo Hoàn để bào mòn làm nhỏ sỏi. Đối với các trường hợp sỏi tái phát thường xuyên do đặc thù cơ địa hoặc thói quen sinh hoạt. Nên uống Vương Bảo Hoàn ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên để dự phòng tái phát sỏi. Tóm lại, cây biển súc là một loại cây quen thuộc, không chỉ có giá trị trong việc chế biến thức ăn, nó còn mang lại nhiều công dụng trong việc điều trị sỏi thận. Sản phẩm Vương Bảo Hoàn là lựa chọn sáng suốt cho người bị sỏi thận giúp giảm triệu chứng do sỏi gây ra, phòng ngừa và ngăn chặn tái phát sỏi.

Kim tiền thảo - Dược liệu quý đánh tan sỏi tiết niệu

Kim tiền thảo là cây thuốc nam có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh lý điển hình là sỏi tiết niệu, sỏi thận. Dược liệu này đã được sử dụng phổ biến trong chữa các bệnh về tiết niệu. Vậy công dụng của loài cây này là gì? Những lưu ý gì trong việc sử dụng, hãy tham khảo bài viết sau! I. Cây kim tiền thảo là cây gì? Cây kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đây là loài cây thân thảo này còn có tên gọi khác là cây mắt trâu, cây vảy rồng,.. Hình ảnh cây kim tiền thảo Cây kim tiền thảo mọc ở đâu? Loài cây này thường mọc ở các vùng núi hay đồi có cao dưới 1000m. Ở Việt Nam, cây kim tiền thảo mọc ở những vùng đất cát pha, có nhiều ánh sáng hoặc vùng đồi núi trung du như Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Giang, Ninh Bình,... Cách nhận biết cây kim tiền thảo không hề khó. Đây là loại cây thân thảo, mọc bò trên mặt đất, cao khoảng 30-50cm. Ngọn cây thường dẹt, có nhiều khía và nhiều lông tơ. Lá mọc sole, mặt dưới phủ lông trắng bạc, có gân lá khá rõ. Hoa mọc thành chùm nhỏ, màu hồng, cánh hoa thuôn dạng thìa. Cây kim tiền thảo có mấy loại? Các nghiên cứu hóa thực vật chủ yếu tập trung vào 15 loài Desmodium trong đó điển hình như các loài Desmodium styracifolium, Desmodium adscendens, Desmodium blandum, Desmodium canum,... Ở Việt Nam, loài Desmodium adscendens là loài phổ biến nhất và hàm lượng hoạt chất tương đối cao nên được dùng làm thuốc. II. Tác dụng của cây kim tiền thảo Cây kim tiền thảo từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian vì tính bình, vị ngọt, công dụng lợi tiểu, trị sỏi mật, sỏi thận, tiểu buốt, viêm bàng quang.  Bộ phận dùng làm thuốc là phần lá và thân cây, với thành phần chính có công dụng về mặt dược lý là coumarin, flavonoid và saponin. Cụ thể là: Soyasaponin đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại bệnh sỏi tiết niệu. Sử dụng Soyasaponin với liều 0,6 mg/kg/ngày trong 3 tuần làm: Giảm đáng kể tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu 29% so với nhóm đối chứng. Hợp chất Soyasaponin (hình 132) có tác dụng ức chế hình thành sỏi Nồng độ canxi (Ca) huyết thanh ở nhóm điều trị bằng Soyasaponin tăng lên đáng kể và sự bài tiết Ca qua nước tiểu giảm rõ rệt.  Sự bài tiết citrate qua nước tiểu, một yếu tố ngăn ngừa sự hình thành sỏi, đã tăng đáng kể ở nhóm được điều trị bằng Soyasaponin .  Ngoài ra, lượng nước tiểu ở nhóm được điều trị bằng Soyasaponin tăng nhiều hơn so với nhóm đối chứng.  Theo nghiên cứu, cây kim tiền thảo chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid giúp loại bỏ nguyên nhân tạo sỏi như oxalate, canxi, cystin... đồng thời kiềm hoá nước tiểu, hoà tan sỏi và cặn trên đường niệu. Các thành phần coumarin và saponin có trong thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu,... III. Cây kim tiền thảo chữa bệnh gì? Cây kim tiền thảo có tác dụng gì? là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm vì thảo dược này là một trong những vị thuốc điển hình trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang. 3.1. Tác dụng lợi tiểu Cây kim tiền thảo có tác dụng tăng thể tích nước tiểu, đồng thời làm chậm quá trình to lên của viên sỏi. Theo những tài liệu y học cổ truyền, kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, được sử dụng để điều trị các bệnh tiết niệu như trừ sỏi, tiểu buốt, tiểu rắt. Kim tiền thảo không nên dùng vào buổi tối vì có thể sẽ khiến tăng tần suất đi tiểu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo nghiên cứu về chi Desmodium (Fabaceae), bài báo về “Sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc, hóa thực vật và dược lý học” được đăng tải vào ngày 29/09/2011: “ Ngoài ra, lượng nước tiểu ở nhóm được điều trị bằng Soyasaponin I tăng nhiều hơn so với nhóm đối chứng. Tất cả các phát hiện cho thấy rằng sự ức chế hình thành sỏi Ca oxalate trong thận chuột của Soyasaponin I có thể là do tăng lượng nước tiểu, giảm bài tiết Ca và tăng bài tiết citrate qua nước tiểu.” 3.2. Giảm đào thải canxi niệu Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, cây kim tiền thảo có tác dụng làm giảm nồng độ canxi trong thước tiểu. Do đó, sử dụng kim tiền thảo giúp đào thải lượng canxi cặn ra bên ngoài cơ thể mà không gây lắng đọng tinh thể. Thảo dược này còn giúp tăng bài tiết lượng citrat niệu qua đó làm tăng đào thảo oxalat, giúp giảm hình thành canxi oxalat và giảm hình thành sỏi thận. 3.3. Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn Trích dẫn theo nghiên cứu trên tạp chí Dân tộc học được đăng tải vào ngày 29/09/2011 do trường Đại học Quân y - Trung Quốc thực hiện :”Desmodium styracifolium được sử dụng để điều trị viêm túi mật, viêm miệng, viêm thanh quản và viêm vú, cũng như sỏi bàng quang và thận trong dân gian, đã được xác nhận là có hoạt tính chống viêm và chống sỏi thận trong cơ thể.” Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, giảm canxi niệu, kháng viêm hiệu quả Do có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi dễ dàng di chuyển xuống niệu quản và đẩy sỏi ra ngoài. Với những công dụng như kể trên, dược liệu kim tiền thảo đã được nhiều người biết đến và sử dụng như một vị thuốc quan trọng trong điều trị các bệnh sỏi đường tiết niệu (đặc biệt là sỏi thận). IV. Cây kim tiền thảo khô Cây kim tiền thảo trị bệnh gì? Ngoài những hoạt chất có tác dụng trị bệnh phía trên thì việc kết hợp cây kim tiền thảo cùng các dược liệu khác nhau có thể gia tăng công dụng của loại dược liệu quý này. Hãy cùng tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây nhé! Kim tiền thảo khô trị sỏi tiết niệu, tiểu đục, tiểu buốt Chữa sỏi tiết niệu Kết hợp 30g kim tiền thảo khô, đông quỳ tử 15g, hoạt thạch 15g và xuyên phá thạch 15g, rửa sạch và đun lấy nước uống hàng ngày.  Hỗ trợ điều trị tiểu đục, tiểu buốt Lấy 40g kim tiền thảo khô cùng với tỳ giải, trạch tả, xa tiền thảo, uất kim (mỗi loại 12g), kê nội kim 8g. Các nguyên liệu trên cho vào hãm chung lấy nước uống hàng ngày sẽ điều trị dứt điểm.  Điều trị viêm đường tiết niệu Dùng 30 gram cây kim tiền thảo kết hợp cùng với nước dừa, 15g hạt mã đề và 15g kim ngân hoa 15 gram. Sơ chế các dược liệu trên sạch sẽ, sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. V. Tác hại của cây kim tiền thảo Theo Y Học Cổ Truyền, Kim Tiền Thảo được coi là một loại thảo dược an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như đau bụng, chướng bụng và buồn nôn. Tác dụng phụ của cây kim tiền thảo khi sử dụng quá 40mg/ngày sẽ khiến gan quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng gan. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Kim Tiền Thảo: Phụ nữ mang thai: Không nên sử dụng kim tiền thảo mà không có sự tư vấn từ bác sĩ, vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Người đau dạ dày: Nên sử dụng kim tiền thảo sau khi ăn no để tránh kích ứng đến dạ dày. Người tỳ hư và tiêu chảy không nên dùng kim tiền thảo. Mặt khác, việc chỉ sử dụng cây kim tiền thảo khô có thể không đạt được hiệu quả tối ưu trong việc điều trị các vấn đề như sỏi tiết niệu, sỏi thận. Mặt khác, việc kết hợp các dược liệu, tự sắc thuốc có thể khiến liều lượng không chính xác và sinh tạp chất nên hiệu quả điều trị chưa cao. Để nâng cao hiệu quả và đồng thời ngăn chặn sự tái phát của sỏi, Dược phẩm Thái Minh đã đưa ra giải pháp mới trong việc điều trị sỏi tiết niệu Vương Bảo Hoàn, sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần quý từ thiên nhiên như: Cao kim tiền thảo Cao râu mèo Cao chuối hột Cao biển súc Cao rau dừa nước Sự kết hợp đặc biệt này giữa các thảo dược quý đã được nghiên cứu cẩn thận, không chỉ giúp lợi tiểu, giảm triệu chứng tiểu buốt và tiểu máu, mà còn ức chế sự hình thành sỏi Ca Oxalate, giúp giảm kích thước sỏi và tăng đào thải lắng cặn đường tiểu. Vương Bảo Hoàn không chỉ phù hợp cho những người đang gặp vấn đề với lắng cặn đường tiết niệu mà còn hỗ trợ quá trình làm giảm kích thước sỏi. Vương Bảo Hoàn - Sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu Vương Bảo Hoàn đã được chứng minh có tác dụng: Giảm các triệu chứng khó chịu do sỏi gây ra sau 1-3 tuần sử dụng. Giảm kích thước của sỏi và tan hết sỏi sau 1,5 - 2 tháng sử dụng. Do đó, việc sử dụng cây kim tiền thảo trong điều trị các bệnh như sỏi tiết niệu, đái tháo đường,... không chỉ trở nên đơn giản bằng cách sử dụng Vương Bảo Hoàn mà còn đem lại hiệu quả cao. Những  hoạt chất trong kim tiền thảo, khi kết hợp đúng cách với các loại thảo dược khác, sẽ phát huy công dụng mạnh mẽ, mang lại sự cải thiện đáng kể trong việc điều trị bệnh. ||Tham khảo bài viết khác: Cây rau dừa nước - “Cây rau lợn” chữa sỏi tiết niệu Chuối hột: Cây mọc dại nhưng lại là khắc tinh của sỏi thận Cây râu mèo - Thần dược đa năng điều trị bệnh

Cây râu mèo - Thần dược đa năng điều trị bệnh

Cây râu mèo là một vị thuốc nam có rất nhiều công dụng hữu ích đối với việc chăm sóc sức khỏe con người. Loài cây này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường chức năng thận. Vậy những tác dụng tuyệt vời của cây râu mèo đối với cơ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng của loài thảo dược quý trong Đông y này nhé! I. Cây râu mèo thường mọc ở đâu? Cây râu mèo là cây gì? Cây râu mèo là một vị thuốc nam thuộc họ Bạc Hà (Lamiaceae) có tên khoa học là Orthosiphon Stamineus Benth. Loài cây này có thân thảo, chỉ cao khoảng 30-60cm. Thân cây có nhiều cạnh nhưng ít phân nhánh, khi còn non thân có màu xanh lá và lông tơ mịn bao phủ quanh thân, khi cây già thân chuyển dần sang màu tím. Lá đơn, mọc đối, hình trứng và có cuống ngắn. Ở ngọn thân hoặc đầu cành có cụm hoa mọc thẳng, màu trắng hoặc màu tím. Hình ảnh cây râu mèo Cây râu mèo mọc ở đâu? Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc gần nước, trên đất giàu chất mùn ở ven rừng. Cây râu mèo thường phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lâm Đồng, Phú Yên, Hoà Bình, các tỉnh có khí hậu lạnh,.. Bất kỳ bộ phận nào trên mặt đất của cây râu mèo cũng có thể dùng làm thuốc, có thể kết hợp với một số thảo dược khác hoặc dùng đơn độc để trị bệnh. Cây râu mèo thường được thu hoạch khi cây chưa ra hoa, sau đó sấy hoặc phơi khô. II. Cây râu mèo có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, cây râu mèo có vị ngọt, hơi đắng, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.  Theo một số nghiên cứu ở khoa Công nghệ Sinh học và Kỹ thuật Y tế, Đại học Công nghệ Malaysia được đăng tải ngày 31/01/2014, trong các bộ phận của cây râu mèo đặc biệt là lá chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho bệnh tăng huyết áp, sỏi thận, tiểu đường, thấp khớp và có tác dụng giải độc. Sau đây là một số tác dụng cụ thể của các các hoạt chất chứa trong cây Râu mèo: Cây râu mèo chứa nhiều hoạt chất tốt cho việc điều trị bệnh Flavonoid và khoáng chất: Chiết xuất từ cây Râu mèo có tác dụng ngăn ngừa sự kết tụ của tinh thể canxi oxalat bằng cách thay đổi bề mặt và giảm kích thước tinh thể. Đồng thời, tác dụng lợi tiểu và tăng đào thải kali cũng hạn chế sự phát triển của sỏi thận.  Axit rosmarinic là chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống viêm hiệu quả. Do nhiễm khuẩn tạo ra nhiều tiểu thể để trở thành hạt nhân hình thành sỏi, đó là xác vi khuẩn, bạch cầu, mảng hoại tử nên sử dụng chất chống oxy hoá mang lại tác dụng phòng ngừa và điều trị sỏi hiệu quả. Hàm lượng kali cao trong lá và sự tồn tại của inositol (và có thể cả saponin), cũng như các flavon có tác dụng lợi tiểu. Chiết xuất từ lá có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của sỏi thận thông qua việc tăng lưu lượng nước tiểu làm giảm khả năng giữ nước tiểu tĩnh trong thận và bàng quang. Làm giảm nồng độ axit uric bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất axit uric. Sỏi canxi oxalat chiếm khoảng 75% sỏi thận trong khi 25% liên quan đến sỏi Acid uric.   Như vậy, tác dụng của cây râu mèo đóng vai trò to lớn trong việc điều trị một số bệnh điển hình. Nhưng có lẽ tác dụng nổi bật nhất cây râu mèo đó chính là giảm khả năng hình thành sỏi thận và hỗ trợ chức năng thận. III. Cây râu mèo trị bệnh gì? Cây râu mèo chữa bệnh gì? chắc hẳn là một câu hỏi khiến rất nhiều người quan tâm. Với thành phần đa dạng các hoạt chất có lợi cho sức khoẻ, cây râu mèo có thể điều trị một số bệnh như: Trị sỏi tiết niệu loại nhỏ. Trị tiểu tiện không thông (tiểu rắt, buốt), tiểu ra sỏi, tiểu ra máu. Mặc dù có thể dùng điều trị nhiều bệnh nhưng đối với mỗi bệnh lý thì cách chế biến loại cây này lại rất khác nhau. Cùng tìm hiểu cách sử dụng cây râu mèo như thế nào để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất! IV. Cây râu mèo chữa bệnh gì? Cây râu mèo rất giàu các hợp chất hóa học hoạt động như stereos, axit oleanolic, polyphenol, flavonoid, terpenoid. Polyphenol - hợp chất chiếm ưu thế nhất trong lá Râu mèo có vai trò đáng kể trong việc ngăn ngừa oxy hóa có tác dụng tốt trong việc điều trị một số bệnh sau như bệnh thấp khớp, sốt, viêm gan, sỏi mật, tăng huyết áp, tiểu đường, động kinh. Trong đó, tác dụng điển hình của cây râu mèo được tăng cường khi được kết hợp với một số loài thảo dược khác như: Trị sỏi tiết niệu:    Kết hợp cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa và thài lài. Hãm 6 - 10g râu mèo khô trong nửa lít nước sôi, chia thành 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Uống liên tục kéo dài 10 ngày, sau đó nghỉ 4 ngày. Hoặc có thể sử dụng 30g của mỗi loại cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa, và thài lài, đun nhỏ lửa và uống trong ngày. Mỗi liệu trình kéo dài 5 - 10 ngày. Trị tiểu tiện không thông:    Râu mèo và thài lài trắng là cặp đôi vàng điều trị chứng tiểu không thông. Rửa sạch 40g râu mèo và 30g thài lài trắng, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch trong 750ml nước. Dùng trong ngày, liền 5 ngày. Nếu tình trạng tiểu tiện trở lại bình thường có thể ngừng uống. Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt:    Sử dụng 40g râu mèo và 30g thài là trắng sắc lấy nước, sau đó mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch. Nên uống chia thành 3 lần uống trong ngày và kéo dài 5 - 7 ngày. Râu mèo kết hợp chó đẻ răng cưa, thài lài làm giảm sỏi tiết niệu V. Tác dụng phụ của cây râu mèo Cây râu mèo với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ nếu được sử dụng với lượng vừa đủ. Nếu sử dụng loại dược liệu này với lượng lớn có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải do tác dụng lợi tiểu và tăng thải trừ mạnh. Đối với phụ nữ có thai, cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng cây râu mèo trong ba tháng đầu của thai kỳ. Mặt khác, việc chỉ sử dụng cây râu mèo đã qua sơ chế chưa mang lại hiệu quả tối điều trị bằng việc kết hợp với một số thảo dược khác để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái sỏi. Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Vương Bảo Hoàn với sự kết hợp bao gồm: Cao râu mèo: 40mg Cao chuối hột: 120mg Cao kim tiền thảo: 100mg Cao biển súc: 30mg Cao rau dừa nước: 30mg Vương Bảo Hoàn - Sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu Sự kết hợp các loại cao dược liệu theo tỷ lệ công thức trên có tác dụng lợi tiểu, giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu máu, ức chế sự hình thành sỏi Ca Oxalate và tăng đào thải lắng cặn ở đường tiểu. Sản phẩm Vương Bảo Hoàn phù hợp cho người bị lắng cặn đường tiết niệu, tăng đào thải lắng cặn đường tiết niệu. Vương Bảo Hoàn đã được chứng minh có tác dụng: Giảm các triệu chứng khó chịu do sỏi gây ra sau 1-3 tuần sử dụng. Giảm kích thước của sỏi và tan hết sỏi sau 1,5 - 2 tháng sử dụng. Do đó, việc sử dụng cây râu mèo trong điều trị các bệnh như sỏi tiết niệu, đái tháo đường,... là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Những hoạt chất trong râu mèo khi kết hợp đúng cách với các loại thảo dược khác sẽ phát huy công dụng mạnh mẽ, có thể mang lại cải thiện đáng kể trong việc điều trị bệnh. ||Tham khảo bài viết khác: Chuối hột: Cây mọc dại nhưng lại là khắc tinh của sỏi thận Cây biển súc: Khoa học ứng dụng đặc sản miền tây vào chữa bệnh sỏi thận Cây rau dừa nước - “Cây rau lợn” chữa sỏi tiết niệu

Chuối hột: Cây mọc dại nhưng lại là khắc tinh của sỏi thận

Chuối hột là vị thuốc phổ biến với giá thành rẻ nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh về sỏi thận. Quả của loài cây này không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà các bộ phận của cây chuối hột đều có thể dùng làm thuốc. Cùng tìm hiểu công dụng của chuối hột và cách sử dụng để giảm sỏi thận một cách hiệu quả nhé! I. Cây chuối là cây gì? Chuối hột có tên khoa học là Musa Brachycarpa hay tên thường gọi là chuối chát. Ở một số địa phương, cây chuối hột còn được gọi là chuối hoang, chuối dại. Chuối hột - Dược liệu điều trị sỏi thận hiệu quả Đặc điểm của cây chuối hột là cây có thân xốp, mọc thẳng đứng, cao chừng 3-4m. Chuối hột có tàu lá thuôn dài, phần cuống có sọc đỏ, mặt bên dưới màu tía. Buồng chuối hột thường có ít nải, hình dáng quả rất đặc trưng, ngắn và có các cạnh. Khi quả chín, màu vỏ ngả vàng, bên trong rất nhiều hạt. Chuối hột chín vị ngọt nhưng hơi chát. Hoa chuối hột có màu đỏ thẫm Cây chuối hột mọc ở khắp mọi nơi nhưng mọc nhiều ở vùng đồi núi, có thể phát triển tốt ở vùng đất khô cằn nghèo dinh dưỡng và nhiều sỏi đá. Đặc biệt, chúng mọc nhiều ở vùng rừng núi Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Chuối hột là vị dược liệu có nhiều công dụng tốt trong bệnh sỏi thận. II. Chuối hột có tác dụng gì? Cây chuối hột có chứa một số các hoạt chất thuộc nhóm Flavonoid, Polyphenol, Tannin, Monoterpenoids, Sesquiterpenoid, Quinone và Saponin. Theo đông y, chuối hột có tính bình, vị ngọt, hơi chát. Trong nghiên cứu khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã khám phá và chỉ ra những tác động của các hoạt chất chứa trong chuối hột đối với bệnh sỏi thận: Saponin có đặc tính chống kết tinh các phân tử Canxi Oxalat. Tanin và Terpenoid giúp ngăn chặn các hạt Canxi Oxalate Monohydrat (COM)và đồng thời cũng giảm lượng tinh thể Canxi Oxalat Dihydrat (COD). Alkaloids cũng có lợi trong việc ức chế sự hình thành của tinh thể Canxi Oxalat và ngăn chúng gắn vào tế bào thận. Flavonoid có khả năng hòa tan tinh thể Canxi Oxalat và ngăn chặn sự quá bão hòa tinh thể dẫn đến kết tinh tạo sỏi. Trong các bộ phận của cây chuối hột, mỗi bộ phận đều có thể sử dụng để làm thuốc, trong đó đặc biệt quả chuối hột chứa rất nhiều hạt là phương pháp điều trị sỏi thận đơn giản, dễ thực hiện.  2.1 Hạt chuối hột có tác dụng gì? Bên trong quả chuối hột có chứa rất nhiều hạt có vỏ ngoài màu nâu đen, bên trong màu trắng ngà có kích thước khoảng 4-5mm. Đây chính là phần chứa nhiều hoạt chất nhất trong cây chuối hột.  Trong thành phần của hạt chuối hột chứa lượng lớn Kali và Magie, đây là hai hoạt chất cần thiết trong việc điều trị bệnh sỏi tiết niệu mà đặc biệt là sỏi thận. Để hạn chế tình trạng Canxi bị đào thải qua đường nước tiểu gây sỏi thì trong chế ăn uống phải bổ sung thêm Kali. Theo một số nghiên cứu, trong một quả chuối hột có chứa khoảng 420 miligam kali.   Hạt chuối hột chứa nhiều Kali và Magie tốt cho bệnh sỏi thận Theo Trung tâm y tế của Đại học Maryland, người bị bệnh sỏi thận hoặc người có nguy cơ cao nên ăn chuối hột vì trong loại quả này có đến 32 miligam Magie, hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành kết tinh tạo sỏi.   Vì vậy, không thể phủ nhận tác dụng của chuối hột trong việc hạn chế khả năng hình thành sỏi thận. Thông thường, chuối hột xanh được thu hoạch rồi phơi khô để chế biến, bên cạnh đó,  quả chuối hột chín cũng có nhiều công dụng hữu ích. 2.2 Tác dụng của quả chuối hột chín Trong thành phần chuối hột chín có chứa chất xơ, Kali, chất chống viêm, chất chống oxy hoá, nhiều vitamin và khoáng chất. Dưới đây là một số công dụng của chuối hột chín: Quả chuối hột chín chứa nhiều Vitamin và khoáng chất Kali: Trong quả chuối hột chín chứa hàm lượng Kali khá cao. Nếu trong chế độ ăn uống bị thiếu hụt Kali sẽ khiến cơ thể tăng thải Canxi qua đường tiết niệu từ đó làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó, ăn chuối hột chín giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, giảm nguy cơ bị sỏi. Chất chống viêm: Nhiễm khuẩn tạo ra nhiều tiểu thể để trở thành hạt nhân hình thành sỏi. Chiết xuất từ cây chuối hột được đánh giá hiệu quả trong vấn đề kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram âm như E. coli, P.aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) và vi khuẩn gram dương như S. Aureus (tụ cầu vàng).  Do chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe nên chuối hột được sử dụng để làm giảm triệu chứng của một số bệnh lý trong đó có sỏi thận. III. Chuối hột chữa bệnh gì? Ăn chuối hột chữa bệnh gì? là một câu hỏi rất được quan tâm vì đây loài cây rất hữu ích. Các bộ phận của cây chuối hột đều có thể sử dụng để chữa một số bệnh điển hình là trái chuối hột xanh chữa bệnh sỏi thận. Sau đây là cách chế biến chuối hột để chữa bệnh sỏi thận: Chuối hột đem thái thành lát mỏng. Chuối thái lát sao vàng sau đó cho vào liễn hạ thổ trong vòng vài ngày. Lấy một vốc tay lát chuối hột đã sao đem sắc, uống 3-4 bát vào lúc no mỗi ngày. Hoặc có thể cho chuối đã sao vào ấm hãm nước sôi dùng thay nước uống hàng ngày.  Nghiên cứu tác dụng ức chế sỏi tiết niệu (đặc biệt là sỏi thận) của cao chiết quả chuối hột ( năm 2021) của ThS. Lý Hải Triều (Trung tâm Sâm và Dược liệu TPHCM) cùng các cộng sự đã khảo sát và phát hiện, cao chiết từ quả chuối hột có khả năng ức chế sỏi tiết niệu: Sử dụng cao chiết trong 28 ngày cho thấy, đã làm tăng nồng độ magie (chất ức chế các tinh thể calci oxalat), giảm nồng độ calci, phospho (giảm nguy cơ hình thành sỏi) và cải thiện mô thận (gần như bình thường). Ngoài ra, cao chiết cũng có tác dụng lợi tiểu sau 7 ngày sử dụng. Ảnh hiển vi thể hiện hoạt tính của chiết xuất từ quả M. balbisiana trong quá trình kết tinh canxi oxalat Dựa vào ảnh chụp hiển vi thể hiện hoạt tính của quả chuối hột trên ảnh, chiết xuất quả chuối hột bằng dung môi nước (hình F5) mang lại hiệu quả rất thấp so với các dung môi khác như n-hexane (F1), chloroform (F2), ethyl acetate(F3), … Do đó, việc sử dụng quả chuối hột khô thái lát rồi sắc lấy nước là phương pháp điều trị đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất thấp. Trong khi đó, để chiết kiệt hoạt chất trong chuối hột tươi yêu cầu nhiều công đoạn phức tạp, dung môi đặc hiệu để nâng cao hiệu suất chiết hoạt chất. Để tận dụng hoạt chất trong chuối hột một cách hiệu quả, dược phẩm Thái Minh đã cho ra đời sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận Vương Bảo Hoàn. Với hàm lượng cao Chuối hột lên tới 120mg trong một viên, được chiết xuất bằng công nghệ hiện đại trong nhà máy đạt chuẩn GMP cho ra hoạt chất với hàm lượng lớn, tinh khiết kết hợp với nhiều dược liệu quý như Kim tiền thảo, râu mèo, biển súc, rau dừa nước có tác dụng hiệp đồng nhằm giảm nguy cơ sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang).  Sỏi niệu, sỏi thận chớ lo. Vương Bảo Hoàn đó, uống luôn khoẻ người! Chuối hột không chỉ là thực phẩm mà còn là nguồn dược liệu tự nhiên giúp giảm sỏi thận. Bằng cách kết hợp chuối hột vào chế độ ăn uống hàng ngày như sử dụng sản phẩm Vương Bảo Hoàn, loại quả này có thể mang lại những lợi ích không ngờ trong việc điều trị sỏi thận. Hy vọng bài viết trên đã giúp người đọc có thêm thông tin hữu ích về công dụng của cây chuối hột. ||Tham khảo bài viết khác: Cây râu mèo - Thần dược đa năng điều trị bệnh Kim tiền thảo - Dược liệu quý đánh tan sỏi tiết niệu Cây biển súc: Khoa học ứng dụng đặc sản miền tây vào chữa bệnh sỏi thận

Loading...