Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Cách phòng ngừa
Sỏi thận là bệnh về hệ tiết niệu phổ biến gặp nhiều nhất hiện nay. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt kích thước sỏi sẽ tăng trưởng dần theo thời gian nếu không được điều trị đúng lúc. Vậy kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
I. Tỷ lệ tự đào thảo của sỏi thận
Hiện nay tỉ lệ sỏi thận tự đào thải ra bên ngoài cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện chiếm tới 70 - 80%. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra với sỏi có kích thước nhỏ và chưa xảy ra biến chứng, do đó sỏi càng lớn càng có nguy cơ mắc kẹt cao khi này người bệnh bắt buộc phải can thiệp y khoa để lấy sỏi ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, khả năng tự đào thải của sỏi còn phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
- Kích thước sỏi
Kích thước sỏi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tỷ lệ đào thải của sỏi qua đường tiểu:
- 80% sỏi có kích thước bé hơn 4mm sẽ tự đào thải ra ngoài.
- Sỏi từ 4 - 6mm cần được điều trị sớm, nhưng ở trường hợp này sỏi vẫn chưa quá lớn chúng vẫn có thể tự đào thải ra bên ngoài và thời gian sỏi đào thải trung bình từ 45 - 50 ngày.
- Sỏi lớn hơn 6mm người bệnh cần điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Đối với trường hợp này sỏi tự đào thải chỉ chiếm 20% số ca bệnh nhưng thời gian đào thải có thể lên tới 1 năm hoặc nhiều hơn.
- Vị trí sỏi
Những viên sỏi nằm ở cuối niệu quản gần với bàng quang chúng có thể tự di chuyển và thoát ra ngoài khi người bệnh đi tiểu mà không cần điều trị theo bất cứ phương pháp y khoa nào.
||Xem thêm: Cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà đơn giản nhanh chóng
II. Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm đến tính mạng
Sỏi thận ở mỗi người bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên vì thế kích thước sỏi có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào mức độ và tình trạng bệnh. Có trường hợp sỏi chỉ bé bằng hạt đậu nhưng cũng có trường hợp chúng phát triển lớn hơn, phân thành nhiều nhánh chiếm gần hết không gian trong bể thận và đài thận.
Mức độ nguy hiểm của bệnh có thể tỉ lệ thuận với vị trí và kích thước sỏi. Vậy sỏi thận 5mm lớn hay nhỏ hay sỏi thận 15mm có nguy hiểm không? Cùng theo dõi thông tin về 3 nhóm kích thước sỏi thường gặp dưới đây:
- Kích thước sỏi nhỏ hơn 5mm
Sỏi thận 5mm, sỏi thận 4mm, sỏi thận 3mm có nguy hiểm không? Trên thực tế sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 5mm thường không gây đau, người bệnh chỉ cần uống thuốc kết hợp với uống nhiều nước để sỏi có thể di chuyển xuống đường tiết niệu và đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu.
Sỏi nhỏ dưới 5mm có thể tự đào thải ra bên ngoài thông qua đường tiểu
Bên cạnh đó những viên sỏi có kích thước nhỏ dưới 3mm còn không để lại bất cứ triệu chứng nào bởi chúng không làm tắc đường tiết niệu. Tuy nhiên, một vài trường hợp sỏi có kích thước nhỏ vẫn gây đau trong quá trình nó di chuyển từ thận xuống niệu quản và thoát ra ngoài cơ thể.
- Kích thước sỏi từ 5 - 20mm
Sỏi thận 8mm có nguy hiểm không? Sỏi thận 10mm có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của không ít bệnh nhân đang đối diện với cơn đau do sỏi thận gây ra hàng ngày. Không chỉ sỏi 8mm, 10mm hay 11mm mà sỏi có kích thước từ 5 - 20mm người bệnh cần điều trị luôn ngay cả khi bệnh chưa gây bất cứ triệu chứng nào, bởi càng để lâu kích thước sỏi sẽ càng lớn dần.
Đặc biệt những viên sỏi có kích thước lớn hơn 10mm có thể mắc kẹt và gây tắc niệu quản. Việc này không chỉ cản trở dòng chảy của nước tiểu mà còn để lại nhiều triệu chứng khó chịu khác, cụ thể:
- Tiểu ra máu hoặc nước tiểu kèm theo mủ
- Bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu
- Đau bụng theo từng cơn
- Buồn nôn, sốt hoặc cơ thể ớn lạnh
- Xuất hiện cơn đau thận: cơn đau này thường xuất hiện bất chợt, có thể đau tự nhiên hoặc đau sau khi vận động quá mạnh. Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện 2 bên sườn vùng gần thắt lưng. Sau đó nó có thể đau lan sang vùng bẹn và phần cơ quan sinh dục. Thời gian đau kéo dài vài phút chỉ đỡ đau khi người bệnh uống thuốc giảm đau và biết cách nghỉ ngơi điều độ.
Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm nhất? Sỏi lớn hơn 5mm cần phải can thiệp y tế
Ở khoảng kích thước này sỏi bao nhiêu là nguy hiểm nhất? Sỏi thận 12mm có phải mổ? Sỏi thận 13mm có nguy hiểm không? Sỏi để lâu không điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như ứ mủ thận, suy thận, tổn thương thận. Do đó, đi khám là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng xảy ra. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh của từng người bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, đó có thể là:
- Tán sỏi ngoài cơ thể - ESWL.
- Phẫu thuật mổ hở, nội soi gắp sỏi thông qua phúc mạc
- Nội soi niệu quản ngược dòng bằng cách sử dụng ống cứng hoặc ống mềm.
- Tán sỏi qua da
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được theo dõi điều kiện sức khỏe để đưa ra phương pháp phù hợp nếu sức khỏe bệnh nhân không thể thực hiện một trong 4 cách trên.
- Kích thước sỏi lớn hơn 20mm
Sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ? Với tất cả trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn 20mm cần được điều trị ngay lập tức. Ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nền nặng bởi khi này tỉ lệ phẫu thuật thành công thấp cũng như làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Không những vậy, khi sỏi to còn để lại nhiều triệu chứng nghiêm trọng gây tổn thương trực tiếp đến chức năng thận. Đặc biệt sỏi quá to có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng lúc, một vài trường hợp sỏi có thể phân thành nhiều nhánh dẫn đến tổn thương, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khác với kích thước sỏi 5 - 20mm, đối với ca bệnh sỏi thận lớn hơn 20mm sẽ có cách điều trị riêng. Đặc biệt không sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài da - ESWL cho những trường hợp bệnh này mà thay vào đó là:
- Tán sỏi ngoài da - PCNL
- Phẫu thuật mổ hở
- Nội soi niệu quản ngược dòng.
III. Kích thước sỏi thận bao nhiêu cần phải tán sỏi
Phương pháp tán sỏi thường dựa vào kích thước sỏi cũng như biến chứng bệnh đã gây ra:
Phương pháp tán sỏi còn phụ thuộc và mức độ nguy hiểm của sỏi
- Sỏi thận đang trong giai đoạn hình thành với kích thước nhỏ hơn 7mm và chưa gây bất cứ biến chứng nào. Nếu trong thời gian này bệnh được phát hiện kịp thời đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Nhưng biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, nó chỉ có tác dụng ức chế phát triển về kích thước kèm theo đó là một vài tác dụng phụ khi dùng thuốc.
- Sỏi có kích thước lớn hơn 20mm đã có triệu chứng và để lại biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước…. Để không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định tán sỏi, mổ sỏi thận và cân nhắc biện pháp ngoại khoa nếu bệnh chưa gây biến chứng cũng như chưa ảnh hưởng tới chức năng thận.
- Trường hợp sỏi có kích thước nhỏ nhưng lại xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng thì người bệnh bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa như tán sỏi hoặc phẫu thuật. Ví dụ “sỏi thận 4mm có nguy hiểm không?” lúc này dựa vào triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, nếu viên sỏi 4mm nhưng cạnh nhọn, làm niêm mạc bị tổn thương gây đau đớn, khó chịu thậm chí chà xát gây chảy máu đường tiết niệu….. Việc điều trị ngoại khoa lúc này rất cần thiết, nếu trì hoãn việc điều trị sẽ càng khiến bệnh thêm nguy hiểm.
IV. Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả tại nhà
Có thể bạn chưa biết bổ sung nước không chỉ giúp cân bằng hoạt động trao đổi chất cho cơ thể mà khi uống nhiều nước còn hỗ trợ quá trình đào thải sỏi có kích thước nhỏ ra bên ngoài và ngăn ngừa việc phát triển của sỏi theo thời gian đối với sỏi lớn hơn.
Ngoài ra, để kìm hãm sỏi phát triển đồng thời giảm nguy cơ hình thành sỏi thận ngay từ bây giờ mỗi người nên:
- Giảm muối và protein trong chế độ ăn hàng ngày.
- Uống đủ 2 lít nước hàng ngày để hoạt động tiểu tiện thuận lợi hơn. Từ đó nhanh chóng loại bỏ sự tích tụ của chất cặn bã gây tắc đường tiểu.
- Bên cạnh việc bổ sung nước lọc bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm nước cam tươi.
- Hạn chế đồ uống có gas, nước ngọt và đồ ăn chứa nhiều đường.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều oxalat như trà, đậu hà lan, rau chân vịt, bơ, dâu tây, các loại hạt, cám mì…..
- Tăng cường vận động, tập bài tập đều đặn để tăng cường sức khỏe.
- Uống thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ không được tự ý tăng giảm liều lượng tại nhà.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc có liên quan đến“kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm” và những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Có thể đây là bệnh lý nguy hiểm nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe đặc biệt sỏi càng to mức độ nguy hiểm càng lớn. Chính vì thế, ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu khác lạ hãy đi khám để được kết luận bệnh và sớm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
||Tham khảo bài viết khác:
- Cách đẩy sỏi thận ra ngoài TẠI NHÀ an toàn, hiệu quả
- Cách trị sỏi thận bằng quả dứa tại nhà cực dễ hiệu quả
- Các phương pháp tán sỏi thận hiêu quả ứng dụng phổ biến
Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Cách phòng ngừa
Sỏi thận là bệnh về hệ tiết niệu phổ biến gặp nhiều nhất hiện nay. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt kích thước sỏi sẽ tăng trưởng dần theo thời gian nếu không được điều trị đúng lúc. Vậy kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
I. Tỷ lệ tự đào thảo của sỏi thận
Hiện nay tỉ lệ sỏi thận tự đào thải ra bên ngoài cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện chiếm tới 70 - 80%. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra với sỏi có kích thước nhỏ và chưa xảy ra biến chứng, do đó sỏi càng lớn càng có nguy cơ mắc kẹt cao khi này người bệnh bắt buộc phải can thiệp y khoa để lấy sỏi ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, khả năng tự đào thải của sỏi còn phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
- Kích thước sỏi
Kích thước sỏi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tỷ lệ đào thải của sỏi qua đường tiểu:
- 80% sỏi có kích thước bé hơn 4mm sẽ tự đào thải ra ngoài.
- Sỏi từ 4 - 6mm cần được điều trị sớm, nhưng ở trường hợp này sỏi vẫn chưa quá lớn chúng vẫn có thể tự đào thải ra bên ngoài và thời gian sỏi đào thải trung bình từ 45 - 50 ngày.
- Sỏi lớn hơn 6mm người bệnh cần điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Đối với trường hợp này sỏi tự đào thải chỉ chiếm 20% số ca bệnh nhưng thời gian đào thải có thể lên tới 1 năm hoặc nhiều hơn.
- Vị trí sỏi
Những viên sỏi nằm ở cuối niệu quản gần với bàng quang chúng có thể tự di chuyển và thoát ra ngoài khi người bệnh đi tiểu mà không cần điều trị theo bất cứ phương pháp y khoa nào.
||Xem thêm: Cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà đơn giản nhanh chóng
II. Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm đến tính mạng
Sỏi thận ở mỗi người bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên vì thế kích thước sỏi có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào mức độ và tình trạng bệnh. Có trường hợp sỏi chỉ bé bằng hạt đậu nhưng cũng có trường hợp chúng phát triển lớn hơn, phân thành nhiều nhánh chiếm gần hết không gian trong bể thận và đài thận.
Mức độ nguy hiểm của bệnh có thể tỉ lệ thuận với vị trí và kích thước sỏi. Vậy sỏi thận 5mm lớn hay nhỏ hay sỏi thận 15mm có nguy hiểm không? Cùng theo dõi thông tin về 3 nhóm kích thước sỏi thường gặp dưới đây:
- Kích thước sỏi nhỏ hơn 5mm
Sỏi thận 5mm, sỏi thận 4mm, sỏi thận 3mm có nguy hiểm không? Trên thực tế sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 5mm thường không gây đau, người bệnh chỉ cần uống thuốc kết hợp với uống nhiều nước để sỏi có thể di chuyển xuống đường tiết niệu và đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu.
Sỏi nhỏ dưới 5mm có thể tự đào thải ra bên ngoài thông qua đường tiểu
Bên cạnh đó những viên sỏi có kích thước nhỏ dưới 3mm còn không để lại bất cứ triệu chứng nào bởi chúng không làm tắc đường tiết niệu. Tuy nhiên, một vài trường hợp sỏi có kích thước nhỏ vẫn gây đau trong quá trình nó di chuyển từ thận xuống niệu quản và thoát ra ngoài cơ thể.
- Kích thước sỏi từ 5 - 20mm
Sỏi thận 8mm có nguy hiểm không? Sỏi thận 10mm có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của không ít bệnh nhân đang đối diện với cơn đau do sỏi thận gây ra hàng ngày. Không chỉ sỏi 8mm, 10mm hay 11mm mà sỏi có kích thước từ 5 - 20mm người bệnh cần điều trị luôn ngay cả khi bệnh chưa gây bất cứ triệu chứng nào, bởi càng để lâu kích thước sỏi sẽ càng lớn dần.
Đặc biệt những viên sỏi có kích thước lớn hơn 10mm có thể mắc kẹt và gây tắc niệu quản. Việc này không chỉ cản trở dòng chảy của nước tiểu mà còn để lại nhiều triệu chứng khó chịu khác, cụ thể:
- Tiểu ra máu hoặc nước tiểu kèm theo mủ
- Bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu
- Đau bụng theo từng cơn
- Buồn nôn, sốt hoặc cơ thể ớn lạnh
- Xuất hiện cơn đau thận: cơn đau này thường xuất hiện bất chợt, có thể đau tự nhiên hoặc đau sau khi vận động quá mạnh. Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện 2 bên sườn vùng gần thắt lưng. Sau đó nó có thể đau lan sang vùng bẹn và phần cơ quan sinh dục. Thời gian đau kéo dài vài phút chỉ đỡ đau khi người bệnh uống thuốc giảm đau và biết cách nghỉ ngơi điều độ.
Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm nhất? Sỏi lớn hơn 5mm cần phải can thiệp y tế
Ở khoảng kích thước này sỏi bao nhiêu là nguy hiểm nhất? Sỏi thận 12mm có phải mổ? Sỏi thận 13mm có nguy hiểm không? Sỏi để lâu không điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như ứ mủ thận, suy thận, tổn thương thận. Do đó, đi khám là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng xảy ra. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh của từng người bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, đó có thể là:
- Tán sỏi ngoài cơ thể - ESWL.
- Phẫu thuật mổ hở, nội soi gắp sỏi thông qua phúc mạc
- Nội soi niệu quản ngược dòng bằng cách sử dụng ống cứng hoặc ống mềm.
- Tán sỏi qua da
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được theo dõi điều kiện sức khỏe để đưa ra phương pháp phù hợp nếu sức khỏe bệnh nhân không thể thực hiện một trong 4 cách trên.
- Kích thước sỏi lớn hơn 20mm
Sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ? Với tất cả trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn 20mm cần được điều trị ngay lập tức. Ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nền nặng bởi khi này tỉ lệ phẫu thuật thành công thấp cũng như làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Không những vậy, khi sỏi to còn để lại nhiều triệu chứng nghiêm trọng gây tổn thương trực tiếp đến chức năng thận. Đặc biệt sỏi quá to có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng lúc, một vài trường hợp sỏi có thể phân thành nhiều nhánh dẫn đến tổn thương, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khác với kích thước sỏi 5 - 20mm, đối với ca bệnh sỏi thận lớn hơn 20mm sẽ có cách điều trị riêng. Đặc biệt không sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài da - ESWL cho những trường hợp bệnh này mà thay vào đó là:
- Tán sỏi ngoài da - PCNL
- Phẫu thuật mổ hở
- Nội soi niệu quản ngược dòng.
III. Kích thước sỏi thận bao nhiêu cần phải tán sỏi
Phương pháp tán sỏi thường dựa vào kích thước sỏi cũng như biến chứng bệnh đã gây ra:
Phương pháp tán sỏi còn phụ thuộc và mức độ nguy hiểm của sỏi
- Sỏi thận đang trong giai đoạn hình thành với kích thước nhỏ hơn 7mm và chưa gây bất cứ biến chứng nào. Nếu trong thời gian này bệnh được phát hiện kịp thời đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Nhưng biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, nó chỉ có tác dụng ức chế phát triển về kích thước kèm theo đó là một vài tác dụng phụ khi dùng thuốc.
- Sỏi có kích thước lớn hơn 20mm đã có triệu chứng và để lại biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước…. Để không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định tán sỏi, mổ sỏi thận và cân nhắc biện pháp ngoại khoa nếu bệnh chưa gây biến chứng cũng như chưa ảnh hưởng tới chức năng thận.
- Trường hợp sỏi có kích thước nhỏ nhưng lại xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng thì người bệnh bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa như tán sỏi hoặc phẫu thuật. Ví dụ “sỏi thận 4mm có nguy hiểm không?” lúc này dựa vào triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, nếu viên sỏi 4mm nhưng cạnh nhọn, làm niêm mạc bị tổn thương gây đau đớn, khó chịu thậm chí chà xát gây chảy máu đường tiết niệu….. Việc điều trị ngoại khoa lúc này rất cần thiết, nếu trì hoãn việc điều trị sẽ càng khiến bệnh thêm nguy hiểm.
IV. Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả tại nhà
Có thể bạn chưa biết bổ sung nước không chỉ giúp cân bằng hoạt động trao đổi chất cho cơ thể mà khi uống nhiều nước còn hỗ trợ quá trình đào thải sỏi có kích thước nhỏ ra bên ngoài và ngăn ngừa việc phát triển của sỏi theo thời gian đối với sỏi lớn hơn.
Ngoài ra, để kìm hãm sỏi phát triển đồng thời giảm nguy cơ hình thành sỏi thận ngay từ bây giờ mỗi người nên:
- Giảm muối và protein trong chế độ ăn hàng ngày.
- Uống đủ 2 lít nước hàng ngày để hoạt động tiểu tiện thuận lợi hơn. Từ đó nhanh chóng loại bỏ sự tích tụ của chất cặn bã gây tắc đường tiểu.
- Bên cạnh việc bổ sung nước lọc bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm nước cam tươi.
- Hạn chế đồ uống có gas, nước ngọt và đồ ăn chứa nhiều đường.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều oxalat như trà, đậu hà lan, rau chân vịt, bơ, dâu tây, các loại hạt, cám mì…..
- Tăng cường vận động, tập bài tập đều đặn để tăng cường sức khỏe.
- Uống thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ không được tự ý tăng giảm liều lượng tại nhà.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc có liên quan đến“kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm” và những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Có thể đây là bệnh lý nguy hiểm nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe đặc biệt sỏi càng to mức độ nguy hiểm càng lớn. Chính vì thế, ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu khác lạ hãy đi khám để được kết luận bệnh và sớm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
||Tham khảo bài viết khác:
- Cách đẩy sỏi thận ra ngoài TẠI NHÀ an toàn, hiệu quả
- Cách trị sỏi thận bằng quả dứa tại nhà cực dễ hiệu quả
- Các phương pháp tán sỏi thận hiêu quả ứng dụng phổ biến