Cây rau dừa nước - “Cây rau lợn” chữa sỏi tiết niệu
Cây rau dừa nước là một loại cây rất gần gũi ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Ở một số địa phương quen gọi là cây rau lợn do loài cây này có thể được dùng để cho lợn ăn thay thế cho bèo và thân chuối. Tuy vậy, dược liệu này còn là một vị thuốc “không phải dạng vừa đâu" trong Đông y để điều trị các bệnh về sỏi.
I. Cây rau dừa nước là cây gì?
Cây rau dừa nước có tên khoa học là (Ludwigia adscendens L) còn được biết đến với tên gọi "cây thủy long" hay "du long thái", đây là một loại cây phổ biến, đặc biệt là ở những vùng đồng bằng có nước ngập nhiều. Điển hình, cây thường mọc dày đặc ở bờ kênh, bờ mương, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Hình ảnh cây rau dừa nước
Mùa hè, cây rau dừa nước phát triển mạnh mẽ trên mặt nước nhờ vào những phao nổi hình trứng màu trắng bên trong thân. Tuy nhiên, khi mùa đông đến và nước khô cạn, phần phao nổi màu trắng này bị tiêu biến và cây thường mọc bò ở các bờ mương.
Các bộ phận của cây rau dừa nước bao gồm lá, thân, rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Do đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển, loài thực vật này có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái ngắn phơi khô rồi bảo quản để dùng làm thuốc.
II. Công dụng cây rau dừa nước
Theo các sách Đông y, cây rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc, chữa các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả.
Theo một nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia về dược liệu tại Manipur, Ấn Độ vào 01/4/2016 về vai trò ức chế kết tinh sỏi tiết niệu, nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích định tính và định lượng bằng kỹ thuật phát xạ tia X cảm ứng proton và kỹ thuật phát xạ tia gamma cảm ứng proton trên năm loại thảo dược có tác dụng giảm sỏi tiết niệu.
Năm loại thảo dược bao gồm Coix lacryma jobi (Ý dĩ), Jussiaea repens (Rau dừa nước), Helianthus annus (Hoa hướng dương), Lycopodium cernuum (Thông đất), Rubus nivens (thuộc họ Mâm xôi) kết quả phân tích cho ra bảng sau:
Bảng nồng độ nguyên tố (ppm) của 5 loại thảo dược, trong đó có cây rau dừa nước.
Dựa trên bảng thống kê chiết xuất dược liệu, hàm lượng tương đối cao các nguyên tố như Na, K, Mg, Ca có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi tiết niệu trong cây rau dừa nước:
- K (18795 ppm) Chế độ ăn giàu kali có liên quan đến việc giảm nguy cơ sỏi tiết niệu vì muối kali tự nhiên trong thực vật giúp trung hòa độ axit trong dòng máu. Điều này ngăn chặn sự tách canxi khỏi liên kết đệm axit, từ đó làm giảm canxi trong nước tiểu, ngăn chặn sự lắng đọng của nó dưới dạng sỏi.
- Ca (1741 ppm) chế độ ăn ít canxi có liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu cao hơn. Vì khi lượng canxi hấp thụ giảm, lượng oxalate có sẵn để hấp thụ vào máu sẽ tăng lên, oxalate này được thận bài tiết với lượng lớn hơn qua nước tiểu. Trong nước tiểu, oxalat là chất thúc đẩy kết tủa canxi oxalat rất mạnh - mạnh hơn canxi khoảng 15 lần.
- Mg (4120 ppm) được coi là một trong những chất ức chế quan trọng nhất của sự hình thành sỏi trong đường tiết niệu. Thiếu Mg trong chế độ ăn uống gây ra sự hình thành sỏi tiết niệu và hàm lượng nguyên tố này cao trong nước tiểu làm giảm nồng độ oxalat có sẵn gây kết tủa canxi oxalat.
Theo một nghiên cứu tại trường đại học Khulna tại Bangladesh ngày 17/6/2005, kết quả thí nghiệm trên chuột trắng Thuỵ Sĩ được nuôi trong điều kiện lý tưởng cho thấy dịch chiết etanolic của lá cây rau dừa nước ở liều 250 mg/kg và 500mg/kg có tác dụng ức chế đáng kể phản xạ đau lần lượt là 50,77% và 46,92% trong khi thuốc chuẩn Diclofenac Na ức chế được 41,53% ở liều 25 mg/kg thể trọng.
Nghiên cứu so sánh % ức chế đau giữa thuốc chuẩn và chiết xuất lá etanol
Điều đó chứng tỏ tác dụng giảm đau của dịch chiết lá cây rau dừa nước có tác dụng giảm đau hiệu quả hơn thuốc giảm đau Diclofenac Na.
Mặt khác, việc sử dụng thuốc giảm đau Diclofenac thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Cây rau dừa nước có tác dụng giảm đau, kháng viêm
- Tác dụng phụ thường gặp nhất của diclofenac là chảy máu vùng đặt thuốc như hậu môn, có thể gây cảm giác khó chịu ở khu vực đặt thuốc.
- Một số trường hợp có thể xảy ra kích ứng bao gồm phát ban, ngứa hoặc viêm da.
- Ở phụ nữ, tác dụng phụ của Diclofenac điển hình là các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc viêm vùng chậu.
- Một số các tác dụng phụ khác liên quan đến bệnh viêm gan, tăng áp lực máu và gây suy giảm chức năng thận.
- Đặc biệt, Diclofenac gây kích ứng dạ dày dẫn đến đau, nặng hơn là chảy máu, gây kém hấp thu thuốc, tiêu chảy hoặc buồn nôn.
III. Cây rau dừa nước chữa được bệnh gì?
Các bộ phận của cây rau dừa nước có thể sử dụng triệt để cho việc chế biến các món ăn hoặc làm thuốc như thân, rễ, lá. Các hoạt chất như flavon, sắt, canxi, vitamin C, muối Natri, Kali, chất xơ đều được tìm thấy trong thân, rễ, lá của loại thực vật này. Tác dụng của cây rau dừa nước rất đa dạng có thể kể đến như:
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu tiện: Do có tính mát, thanh nhiệt nên loài cây này điều trị các triệu chứng liên quan đến tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu. Khi kết hợp dược liệu này với một số loại cây khác có tác dụng điều trị sỏi hiệu quả.
- Kháng viêm, đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh: Cây rau dừa nước có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Ngoài ra loài cây này có tác dụng kháng viêm rất tốt nên được sử dụng điều trị viêm.
Do có nhiều tác dụng trong việc điều trị một số bệnh lý thường gặp nên cây rau dừa nước được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
IV. Cây rau dừa nước có ăn được không?
Cây rau dừa nước có thể chế biến được rất nhiều món ăn vừa bổ dưỡng, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe.
Loại cây này trở thành đặc sản được săn lùng tại các thành phố lớn vì chúng có thể dùng nhúng lẩu, nấu cùng thịt lợn băm nhỏ làm canh hoặc xào chung với thịt bò ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Có thể sử dụng rau dừa nước xào chung với các loại rau khác cũng trở thành một món xào lạ miệng cho cả gia đình.
Rau dừa nước có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn
Do có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên loại cây này có cách chế biến và kết hợp nguyên liệu đa dạng để chữa các bệnh lý như:
- Chữa sỏi tiết niệu:
Sử dụng nước sắc từ rau dừa nước và rau ngò om có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. Uống đều đặn ngày 3 lần liên tục duy trì sẽ cải thiện được kích thước.
- Chữa tiểu ra máu và tiểu rắt:
Dùng 200g rau dừa nước sắc lên, uống vài lần trong ngày có thể giúp giảm triệu chứng tiểu buốt rắt và tiểu ra máu.
Ứng dụng hoạt chất trong cây rau dừa nước vào điều trị sỏi tiết niệu, sản phẩm Vương Bảo Hoàn có chứa Cao dừa nước làm giảm nồng độ các ion có trong nước tiểu, từ đó giảm sự tăng kích thước sỏi. Bên cạnh đó, kết hợp Kim tiền thảo chứa rất nhiều soyasaponin giúp ức chế sự hình thành sỏi Ca oxalate ở thận, đồng thời còn giúp tăng bài tiết sỏi, Cao chiết quả chuối hột ức chế sỏi tiết niệu làm tăng nồng độ magie, giảm nồng độ calci, phospho (giảm nguy cơ hình thành sỏi).
Sỏi thận, sỏi niệu chớ lo - Vương Bảo Hoàn đó uống luôn khoẻ người
Ngoài 3 thành phần kể trên, Vương Bảo Hoàn còn có thêm Cao Râu mèo, Cao Biển súc đều là những dược liệu đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải các lắng cặn ở đường tiểu và giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
Tóm lại, cây rau dừa nước không chỉ có hương vị thơm ngon, thanh mát mà còn có thể được ứng dụng trong khoa học để làm thuốc. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích về loại thảo dược này và cách kết hợp nó vào chế độ ăn hàng ngày để mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.
Cây rau dừa nước - “Cây rau lợn” chữa sỏi tiết niệu
Cây rau dừa nước là một loại cây rất gần gũi ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Ở một số địa phương quen gọi là cây rau lợn do loài cây này có thể được dùng để cho lợn ăn thay thế cho bèo và thân chuối. Tuy vậy, dược liệu này còn là một vị thuốc “không phải dạng vừa đâu" trong Đông y để điều trị các bệnh về sỏi.
I. Cây rau dừa nước là cây gì?
Cây rau dừa nước có tên khoa học là (Ludwigia adscendens L) còn được biết đến với tên gọi "cây thủy long" hay "du long thái", đây là một loại cây phổ biến, đặc biệt là ở những vùng đồng bằng có nước ngập nhiều. Điển hình, cây thường mọc dày đặc ở bờ kênh, bờ mương, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Hình ảnh cây rau dừa nước
Mùa hè, cây rau dừa nước phát triển mạnh mẽ trên mặt nước nhờ vào những phao nổi hình trứng màu trắng bên trong thân. Tuy nhiên, khi mùa đông đến và nước khô cạn, phần phao nổi màu trắng này bị tiêu biến và cây thường mọc bò ở các bờ mương.
Các bộ phận của cây rau dừa nước bao gồm lá, thân, rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Do đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển, loài thực vật này có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái ngắn phơi khô rồi bảo quản để dùng làm thuốc.
II. Công dụng cây rau dừa nước
Theo các sách Đông y, cây rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc, chữa các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả.
Theo một nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia về dược liệu tại Manipur, Ấn Độ vào 01/4/2016 về vai trò ức chế kết tinh sỏi tiết niệu, nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích định tính và định lượng bằng kỹ thuật phát xạ tia X cảm ứng proton và kỹ thuật phát xạ tia gamma cảm ứng proton trên năm loại thảo dược có tác dụng giảm sỏi tiết niệu.
Năm loại thảo dược bao gồm Coix lacryma jobi (Ý dĩ), Jussiaea repens (Rau dừa nước), Helianthus annus (Hoa hướng dương), Lycopodium cernuum (Thông đất), Rubus nivens (thuộc họ Mâm xôi) kết quả phân tích cho ra bảng sau:
Bảng nồng độ nguyên tố (ppm) của 5 loại thảo dược, trong đó có cây rau dừa nước.
Dựa trên bảng thống kê chiết xuất dược liệu, hàm lượng tương đối cao các nguyên tố như Na, K, Mg, Ca có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi tiết niệu trong cây rau dừa nước:
- K (18795 ppm) Chế độ ăn giàu kali có liên quan đến việc giảm nguy cơ sỏi tiết niệu vì muối kali tự nhiên trong thực vật giúp trung hòa độ axit trong dòng máu. Điều này ngăn chặn sự tách canxi khỏi liên kết đệm axit, từ đó làm giảm canxi trong nước tiểu, ngăn chặn sự lắng đọng của nó dưới dạng sỏi.
- Ca (1741 ppm) chế độ ăn ít canxi có liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu cao hơn. Vì khi lượng canxi hấp thụ giảm, lượng oxalate có sẵn để hấp thụ vào máu sẽ tăng lên, oxalate này được thận bài tiết với lượng lớn hơn qua nước tiểu. Trong nước tiểu, oxalat là chất thúc đẩy kết tủa canxi oxalat rất mạnh - mạnh hơn canxi khoảng 15 lần.
- Mg (4120 ppm) được coi là một trong những chất ức chế quan trọng nhất của sự hình thành sỏi trong đường tiết niệu. Thiếu Mg trong chế độ ăn uống gây ra sự hình thành sỏi tiết niệu và hàm lượng nguyên tố này cao trong nước tiểu làm giảm nồng độ oxalat có sẵn gây kết tủa canxi oxalat.
Theo một nghiên cứu tại trường đại học Khulna tại Bangladesh ngày 17/6/2005, kết quả thí nghiệm trên chuột trắng Thuỵ Sĩ được nuôi trong điều kiện lý tưởng cho thấy dịch chiết etanolic của lá cây rau dừa nước ở liều 250 mg/kg và 500mg/kg có tác dụng ức chế đáng kể phản xạ đau lần lượt là 50,77% và 46,92% trong khi thuốc chuẩn Diclofenac Na ức chế được 41,53% ở liều 25 mg/kg thể trọng.
Nghiên cứu so sánh % ức chế đau giữa thuốc chuẩn và chiết xuất lá etanol
Điều đó chứng tỏ tác dụng giảm đau của dịch chiết lá cây rau dừa nước có tác dụng giảm đau hiệu quả hơn thuốc giảm đau Diclofenac Na.
Mặt khác, việc sử dụng thuốc giảm đau Diclofenac thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Cây rau dừa nước có tác dụng giảm đau, kháng viêm
- Tác dụng phụ thường gặp nhất của diclofenac là chảy máu vùng đặt thuốc như hậu môn, có thể gây cảm giác khó chịu ở khu vực đặt thuốc.
- Một số trường hợp có thể xảy ra kích ứng bao gồm phát ban, ngứa hoặc viêm da.
- Ở phụ nữ, tác dụng phụ của Diclofenac điển hình là các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc viêm vùng chậu.
- Một số các tác dụng phụ khác liên quan đến bệnh viêm gan, tăng áp lực máu và gây suy giảm chức năng thận.
- Đặc biệt, Diclofenac gây kích ứng dạ dày dẫn đến đau, nặng hơn là chảy máu, gây kém hấp thu thuốc, tiêu chảy hoặc buồn nôn.
III. Cây rau dừa nước chữa được bệnh gì?
Các bộ phận của cây rau dừa nước có thể sử dụng triệt để cho việc chế biến các món ăn hoặc làm thuốc như thân, rễ, lá. Các hoạt chất như flavon, sắt, canxi, vitamin C, muối Natri, Kali, chất xơ đều được tìm thấy trong thân, rễ, lá của loại thực vật này. Tác dụng của cây rau dừa nước rất đa dạng có thể kể đến như:
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu tiện: Do có tính mát, thanh nhiệt nên loài cây này điều trị các triệu chứng liên quan đến tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu. Khi kết hợp dược liệu này với một số loại cây khác có tác dụng điều trị sỏi hiệu quả.
- Kháng viêm, đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh: Cây rau dừa nước có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Ngoài ra loài cây này có tác dụng kháng viêm rất tốt nên được sử dụng điều trị viêm.
Do có nhiều tác dụng trong việc điều trị một số bệnh lý thường gặp nên cây rau dừa nước được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
IV. Cây rau dừa nước có ăn được không?
Cây rau dừa nước có thể chế biến được rất nhiều món ăn vừa bổ dưỡng, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe.
Loại cây này trở thành đặc sản được săn lùng tại các thành phố lớn vì chúng có thể dùng nhúng lẩu, nấu cùng thịt lợn băm nhỏ làm canh hoặc xào chung với thịt bò ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Có thể sử dụng rau dừa nước xào chung với các loại rau khác cũng trở thành một món xào lạ miệng cho cả gia đình.
Rau dừa nước có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn
Do có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên loại cây này có cách chế biến và kết hợp nguyên liệu đa dạng để chữa các bệnh lý như:
- Chữa sỏi tiết niệu:
Sử dụng nước sắc từ rau dừa nước và rau ngò om có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. Uống đều đặn ngày 3 lần liên tục duy trì sẽ cải thiện được kích thước.
- Chữa tiểu ra máu và tiểu rắt:
Dùng 200g rau dừa nước sắc lên, uống vài lần trong ngày có thể giúp giảm triệu chứng tiểu buốt rắt và tiểu ra máu.
Ứng dụng hoạt chất trong cây rau dừa nước vào điều trị sỏi tiết niệu, sản phẩm Vương Bảo Hoàn có chứa Cao dừa nước làm giảm nồng độ các ion có trong nước tiểu, từ đó giảm sự tăng kích thước sỏi. Bên cạnh đó, kết hợp Kim tiền thảo chứa rất nhiều soyasaponin giúp ức chế sự hình thành sỏi Ca oxalate ở thận, đồng thời còn giúp tăng bài tiết sỏi, Cao chiết quả chuối hột ức chế sỏi tiết niệu làm tăng nồng độ magie, giảm nồng độ calci, phospho (giảm nguy cơ hình thành sỏi).
Sỏi thận, sỏi niệu chớ lo - Vương Bảo Hoàn đó uống luôn khoẻ người
Ngoài 3 thành phần kể trên, Vương Bảo Hoàn còn có thêm Cao Râu mèo, Cao Biển súc đều là những dược liệu đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải các lắng cặn ở đường tiểu và giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
Tóm lại, cây rau dừa nước không chỉ có hương vị thơm ngon, thanh mát mà còn có thể được ứng dụng trong khoa học để làm thuốc. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích về loại thảo dược này và cách kết hợp nó vào chế độ ăn hàng ngày để mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.